Xin chào các bạn!
Kỹ thuật Y sinh là một trong những ngành học vẫn còn mới lạ với nhiều người. Đây là một trong những bộ môn khoa học ứng dụng trong y sinh học với mục đích chăm sóc sức khỏe.
Ngành học này có những gì thú vị? Cùng mình tìm hiểu những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Kỹ thuật Y sinh là gì?
Ngành Kỹ thuật Y sinh học (tiếng Anh là Biomedical Engineering) là một ngành học chuyên sâu của khoa học y sinh với nền tảng kiến thức về sinh học, hóa học, vi sinh vật và kỹ thuật.
Sinh viên được học về các chủ đề như phân tích và sản xuất các sản phẩm dựa trên sinh vật, phát triển và áp dụng các kỹ thuật mới trong chăm sóc sức khỏe, và nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến môi trường và sức khỏe con người.
Ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức vững chắc về khoa học và kỹ thuật, giúp họ trở thành những chuyên gia có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe và môi trường.
Học ngành Kỹ thuật Y sinh được gì?
Chương trình học ngành Kỹ thuật Y sinh sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức chuyên ngành như:
- Kiến thức và kỹ năng cơ bản về tin sinh học
- Kỹ năng chẩn đoán, xử lý hình ảnh y học
- Kỹ năng sử dụng tín hiệu sinh lý học, cơ sinh học, vật liệu học, phân tích hệ thống với mô hình 3D
- Kỹ năng chuyên môn về phát triển và sản xuất các bộ phận giả tương thích về sinh học
- Học về các loại thiết bị y học, chẩn đoán, hình ảnh (thiết bị siêu âm, chụp X-quang, CT, MRI…)
Các phân ngành của Kỹ thuật Y sinh
Cũng tương tự các ngành học khác, kỹ thuật y sinh học cũng được chia thành các phân ngành khác nhau:
- Thiết bị Y tế
- Điện tử Y sinh
- Y học tái tạo
- Kỹ thuật dược
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Y sinh
Trong năm 2023 có 10 trường đại học dưới đây tuyển sinh thôi. Các bạn tham khảo thông tin tuyển sinh chi tiết bằng cách click vào tên trường nhé.
Các trường tuyển sinh ngành Kỹ thuật Y sinh năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật y sinh |
1 | Đại học Bách khoa Hà Nội | 23.7 – 25.04 |
2 | Trường Đại học Phenikaa | 20 |
3 | Trường Đại học Duy Tân | 14 |
4 | Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM | 23.5 |
5 | Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TPHCM | 60.81 |
6 | Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG TPHCM | 22 |
7 | Trường Đại học Nam Cần Thơ | 15 |
8 | Trường Đại học Nguyễn Tất Thành | 15 |
3. Các khối thi ngành kỹ thuật y sinh
Dù là ngành học liên quan tới lĩnh vực sức khỏe nhưng công việc chính của ngành lại liên quan tới công nghệ, kỹ thuật.
Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật y sinh bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
Ngoài ra các bạn vẫn còn một số lựa chọn khối thi khác như:
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối B08 (Toán, Anh, Sinh)
- Khối C01 (Toán, Văn, Lý)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Y sinh
Dành cho những bạn thắc mắc ngành Kỹ thuật Y sinh học những gì?
Dưới đây là khung chương trình học ngành Kỹ thuật Y sinh của một trong những trường đại học phía trên mới nhất.
(Mình sẽ loại bỏ phần I về các môn Kiến thức đại cương bởi vì hầu như ngành học nào, trường học nào cũng đào tạo, các môn như là Nguyên lý cơ bản Mác – Lê nin, Đường lối Cách mạng của ĐCS Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Toán đại cương, Vật lí đại cương, Giáo dục thể chất, Giáo dục QP – AN và các môn giáo dục đại cương chia theo lĩnh vực khác…)
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1. Kiến thức cơ sở ngành |
Mạch điện |
Điện tử cơ bản |
Kỹ thuật số |
Vi xử lý |
Tín hiệu và hệ thống |
Sinh lý người và động vật |
2. Kiến thức chuyên ngành (Lý thuyết + Thí nghiệm) |
Kiến thức ngành |
Hệ thống thông tin y tế |
Thiết kế mạch điện tử y sinh |
Thiết bị y tế |
Xử lý tín hiệu y sinh |
Kiến thức chuyên ngành |
Công nghệ cảm biến y sinh |
An toàn trong y tế |
Xử lý ảnh y sinh |
Hệ thống nhúng |
Đồ án điện tử |
Đồ án vi xử lý |
Đề tài Capstone |
Đồ án thiết bị y tế |
Liên hệ doanh nghiệp |
3. Kiến thức chuyên ngành (Thực hành xưởng + Thực tập tốt nghiệp) |
Các môn thực hành xưởng |
TT điện tử |
TT thiết bị y tế |
TT kỹ thuật số |
TT vi xử lý |
TT hệ thống nhúng |
TT xử lý tín hiệu y sinh |
TT mạch điện tử y sinh |
TT xử lý ảnh y sinh |
TT công nghệ cảm biến y sinh |
TT tốt nghiệp |
Tốt nghiệp |
Khóa luận tốt nghiệp |
Các môn tốt nghiệp |
III. CÁC MÔN TỰ CHỌN |
1. Kiến thức giáo dục đại cương |
Kinh tế học đại cương |
Nhập môn quản trị chất lượng |
Nhập môn Quản trị học |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Tâm lý học kỹ sư |
Tư duy hệ thống |
Kỹ năng học tập đại học |
Kỹ năng xây dựng kế hoạch |
Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2. Kiến thức cơ sở ngành (chọn 1 trong số các môn học dưới) |
Trường điện tử |
Cơ sở và ứng dụng IoT |
Thiết kế mô hình trên máy tính |
Lập trình mô hình trên máy tính |
Lập trình Android ứng dụng điều khiển |
3. Kiến thức chuyên ngành (chọn 2 trong số các môn học dưới) |
Thu thập và điều khiển thiết bị với máy tính |
Công nghệ không dây |
Chuyên đề đặc biệt trong kỹ thuật y sinh |
Những thách thức mang tính kỹ thuật trong y sinh |
Máy học |
Vật liệu y snh |
Công nghệ chẩn đoán hình ảnh y sinh |
Ứng dụng siêu âm và từ trong kỹ thuật và y sinh |
3. Kiến thức liên ngành (Lựa chọn 6 tín chỉ liên ngành thay cho các môn chuyên ngành trong phần tự chọn) |
Kỹ năng công nghiệp |
Điều khiển lập trình |
Robot công nghiệp |
Hệ thống SCADA |
Kỹ thuật robot |
Tương tác người máy |
Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Học ngành Kỹ thuật y sinh ra trường làm công việc gì?
Với một ngành nghiêng về kỹ thuật như Kỹ thuật Y sinh, các bạn sẽ có nhiều lựa chọn nhưng đa số là trở thành các kỹ sư và làm việc chung với các bác sĩ trong lĩnh vực nghiên cứu và tư vấn về kỹ thuật thiết bị y tế.
Ngành kỹ thuật y sinh cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Các công việc liên quan đến ngành này bao gồm: nghiên cứu kỹ thuật y sinh, sản xuất và phát triển các sản phẩm y sinh, quản lý và kiểm soát chất lượng.
Ngoài ra, có rất nhiều công ty và tổ chức liên quan đến kỹ thuật y sinh trong nước và quốc tế cần tuyển dụng nhân sự có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này.
Ngành kỹ thuật y sinh đòi hỏi các kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu về sinh học, sản xuất và phân phối các sản phẩm dựa trên công nghệ sinh học. Một số công việc trong ngành kỹ thuật y sinh bao gồm:
- Nghiên cứu sinh học: Thực hiện các nghiên cứu về tình trạng và hoạt động của các tế bào, virus và hệ sinh vật khác.
- Sản xuất các sản phẩm dựa trên công nghệ sinh học: Sản xuất và phân phối các sản phẩm dựa trên công nghệ sinh học, như thuốc, công nghệ định tính, và công nghệ chẩn đoán.
- Quản lý và kiểm soát chất lượng: Kiểm soát chất lượng các sản phẩm sản xuất trong quá trình sản xuất.
- Hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu: Hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu liên quan đến công nghệ sinh học và sản xuất các sản phẩm y tế.
- Quản lý hệ thống và tài nguyên: Quản lý và sử dụng hiệu quả các tài nguyên, kỹ thuật và thiết bị quan trọng.
6. Mức lương ngành kỹ thuật y sinh
Mức lương trong ngành kỹ thuật y sinh có thể khác nhau tùy theo vị trí, năng lực và kinh nghiệm của từng nhân viên. Mức lương trung bình cho các chuyên gia trong ngành kỹ thuật y sinh tại Việt Nam có thể khoảng từ 10-20 triệu đồng một tháng.
7. Các phẩm chất cần có
Để học tốt ngành kỹ thuật y sinh, sinh viên cần có những phẩm chất cần thiết sau:
- Sự quan tâm và tình cảm mạnh về các vấn đề liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học.
- Khả năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin mới.
- Sự sáng tạo và tư duy logic.
- Khả năng làm việc độc lập và nhóm.
- Năng lực tiếp thu và học hỏi mới nhanh.
- Kỹ năng mềm, như giao tiếp và làm việc nhóm.
Trên đây là một số thông tin định hướng về ngành Kỹ thuật Y sinh. Hi vọng có thể phần nào hữu ích trong việc lựa chọn nghề nghiệp và trường cho các bạn trong mùa tuyển sinh tiếp theo.