Ngành Thủy văn học (Mã ngành: 7440224)

999

Thủy văn học là ngành học thuộc nhóm Khoa học Trái Đất. Đây là ngành học phù hợp với những bạn có đam mê nghiên cứu khí tượng thủy văn.

Trong bài viết dưới đây có thể cung cấp những nội dung bạn đang cần tìm hiểu.

nganh thuy van hoc

1. Giới thiệu chung về ngành

Thủy văn học là một ngành nghiên cứu liên quan đến những vấn đề về sự tương tác giữa môi trường thủy văn và các hoạt động con người, bao gồm việc sử dụng, quản lý nguồn nước và các vấn đề môi trường liên quan.

Ngành này cũng nghiên cứu về những cách để xử lý và sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả và bền vững. Sinh viên ngành Thủy văn học có thể học các chuyên ngành như thủy văn học địa lý, thủy văn học môi trường và thủy văn học kỹ thuật.

Sinh viên sau khi ra trường có nhiều cơ hội việc làm tại các trung tâm nghiên cứu, phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.

Ngành học đào tạo các cử nhân thủy văn mang phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, có đầy đủ kiến thức từ cơ bản cho tới chuyên nghiệp để có thể đảm nhận các công việc liên quan đến thủy văn tại các cơ quan nghiên cứu, cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu khí tượng thủy văn về các vấn đề tài nguyên môi trường, nước và đất.

2. Các trường đào tạo ngành Thủy văn học

Ngành Thủy văn học rất kén người học. Hiện nay chỉ có duy nhất 3 trường trên toàn quốc đào tạo ngành học này.

Các trường đào tạo ngành Thủy văn học như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn ngành Thủy văn học
1Trường Đại học Thủy lợi16.85
2Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội15
3Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM15

3. Các khối thi ngành Thủy văn học

Để xét tuyển ngành Thủy văn học vào các trường trên, bạn có thể sử dụng một trong các khối thi sau:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Khối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)

4. Chương trình đào tạo ngành Thủy văn học

Để nắm rõ được sinh viên ngành Thủy văn học sẽ được đào tạo những gì, các bạn có thể tham khảo nội dung chương trình đào tạo ngành Thủy văn học của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Pháp luật đại cương
Kỹ năng mềm
Tiếng Anh 1
Tiếng Anh 2
Tiếng Anh 3
Tin học đại cương
Vật lý đại cương
Đại số
Giải tích 1
Giải tích 2
Phương pháp tính
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng an ninh
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
1. Kiến thức cơ sở ngành
Trắc địa
Thực tập Trắc địa
Khí tượng đại cương
Khí hậu Việt Nam và biến đổi khí hậu
Thủy văn đại cương
Thủy lực đại cương
Thủy lực sông ngòi
Động lực học dòng sông
Xác suất Thống kê trong thủy văn
Kỹ thuật viễn thám và GIS trong thủy văn
Hóa học nước
Tiếng Anh chuyên ngành
Tin học ứng dụng
Địa lý thủy văn
Đánh giá tác động môi trường
Địa chất thủy văn
2. Kiến thức ngành
Học phần bắt buộc:
Đo đạc thủy văn
Chỉnh biên thủy văn
Thực tập đo đạc và chỉnh biên thủy văn 1
Thực tập đo đạc và chỉnh biên thủy văn 2
Tính toán thủy văn
Thủy năng
Thủy văn đô thị
Mô hình toán thủy văn
Dự báo thủy văn
Truyền thông về thủy văn
Điều tra thủy văn
Phân tích hệ thống nguồn nước
Quản lý tổng hợp nguồn nước
Kỹ năng tìm việc cho kỹ sư thủy văn
Học phần tự chọn:
Hướng chuyên sâu về Điều tra khảo sát thủy văn và nguồn
Quan trắc nước dưới đất
Đồ án chỉnh biên thủy văn
Công trình trạm thủy văn
Quy hoạch và quản lý lưới trạm thủy văn
Máy thủy văn
Chuyên sâu về Công nghệ kỹ thuật thủy văn và phát triển
Cấp thoát nươpcs
Chỉnh trị sông
Tính toán chất lượng nước trong sông, hồ
Thủy văn nước dưới đất ứng dụng
Ứng dụng viễn thám và GIS trong tính toán và dự báo thủy văn
3. Thực tập và Đồ án tốt nghiệp
Thực tập tốt nghiệp dự báo thủy văn
Đồ án tốt nghiệp
4. Các học phần thay thế đồ án tốt nghiệp
Dự báo hạn
Dự báo nước ngầm
Quy hoạch và phát triển nguồn nước

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Ngành thủy văn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về sự tích lũy, chuyển đổi và sử dụng nước, vận chuyển và giải phóng nước, quản lý và bảo vệ môi trường nước. Sau khi tốt nghiệp, các chuyên gia thủy văn học có thể làm việc trong các lĩnh vực như:

  • Quản lý và bảo vệ môi trường nước;
  • Phát triển và thiết kế hệ thống thủy văn học;
  • Xây dựng và quản lý các hệ thống nước;
  • Thực hiện nghiên cứu và đánh giá về môi trường nước.

6. Mức lương ngành thủy văn học

Mức lương của ngành Thủy văn học có thể khác nhau tùy theo nhiều yếu tố như trình độ, kinh nghiệm, vị trí công việc, địa điểm và công ty mà bạn làm việc. Trung bình, mức lương ban đầu của một chuyên gia Thủy văn học tại Việt Nam khoảng từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng một tháng.

7. Các phẩm chất cần có

Để học ngành Thủy văn học, các phẩm chất cần có bao gồm:

  • Sự quan tâm về môi trường và các vấn đề liên quan đến môi trường nước.
  • Khả năng tổng hợp và phân tích dữ liệu số và đồ họa.
  • Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, cẩn thận và tỉ mỉ.
  • Sự tự tin trong việc giao tiếp với mọi người để có thể đảm nhận các công việc quản lý.
  • Kỹ năng máy tính và sử dụng phần mềm liên quan đến thủy văn học, như ArcGIS và AutoCAD.
  • Sự quan tâm về các vấn đề xã hội và kinh tế liên quan đến tài nguyên nước.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Sự quan tâm đến nghiên cứu và phát triển các giải pháp cho các vấn đề liên quan đến nước.
Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.