Ngành Khoa học môi trường (Mã ngành: 7440301)

7296

Làm sao để bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sống của con người và toàn bộ cư dân trái đất đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu khi tình hình ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở lên trầm trọng. Ngành Khoa học môi trường chính sẽ là một trong những chiếc chìa khóa giải quyết vấn đề nan giải này.

ngành khoa học môi trường

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Khoa học môi trường là gì?

Khoa học môi trường (tiếng Anh là Environmental Science) là một ngành đào tạo chuyên sâu về việc nghiên cứu, đánh giá và giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường. Sinh viên sẽ được học về các chủ đề như tình trạng môi trường, biến đổi khí hậu, khả năng tái tạo tài nguyên, sự tồn tại của động vật và sinh vật, và các giải pháp bảo vệ môi trường.

Ngành Khoa học môi trường nghiên cứu về nguồn gốc, phản ứng, vận chuyển và chuyển hóa của các chất trong môi trường, ngoài ra còn có nghiên cứu về ảnh hưởng của các hoạt động do con người tác động tới môi trường bao gồm đất, nước, không khí và các sinh vật sống.

Khoa học môi trường chính là cơ sở lý thuyết quan trọng giúp chúng ta có thể thực nghiệm và tìm ra các công cụ xử lý môi trường phù hợp, cũng chính là định hướng phát triển chung của thế giới trong lĩnh vực môi trường.

Chương trình đào tạo ngành Khoa học môi trường sẽ trang bị cho người học kỹ năng tổ chức và thực hiện các biện pháp kỹ thuật, quản lý, tư vấn và thiết kế công nghệ giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực trực tiếp từ sự phát triển kinh tế – xã hội tới môi trường thiên nhiên.

Ngành Khoa học môi trường có mã ngành là 7440301.

2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Khoa học môi trường

Các bạn có thể tham khảo danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Khoa học môi trường theo từng khu vực cùng với điểm chuẩn ngành Khoa học môi trường năm 2022 của từng trường nhé.

Các trường tuyển sinh ngành Khoa học môi trường năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Tên trường Điểm chuẩn 2022
Trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG Hà Nội 21.25
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 18
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 15
Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 15
Trường Đại học Khoa học Huế 15
Trường Đại học Hà Tĩnh 15
Trường Đại học Tôn Đức Thắng 22
Trường Đại học Cần Thơ 20
Trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG TPHCM 17
Trường Đại học Sài Gòn 15.45 – 16.45
Trường Đại học Nông lâm TPHCM 16
Trường Đại học Bạc Liêu 18
Trường Đại học Đồng Tháp 15
Trường Đại học Đồng Nai

Điểm chuẩn ngành Khoa học môi trường năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 21.25 điểm (thang điểm 30).

3. Các khối thi ngành Khoa học môi trường

Với những tổ hợp xét tuyển sau, các bạn có thể đăng ký vào ngành Khoa học môi trường trong năm 2022 vào các trường phía trên nhé.

Các khối xét tuyển ngành Khoa học môi trường bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối A02 (Toán, Vật lí , Sinh học)
  • Khối A06 (Toán, Hóa học, Địa lí)
  • Khối A07 (Toán, Lịch sử, Địa lí)
  • Khối A09 (Toán, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn)
  • Khối B02 (Toán, Sinh học, Địa lí)
  • Khối B04 (Toán, Sinh học, Giáo dục công dân)
  • Khối B08 (Toán, Anh, Sinh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
  • Khối D08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
  • Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

4. Chương trình đào tạo ngành Khoa học môi trường

Dành cho những bạn quan tâm ngành Khoa học môi trường sẽ học và được đào tạo như thế nào: Tham khảo ngay khung chương trình đào tạo ngành Khoa học môi trường của trường Đại học Khoa học – Đại học Huế dưới đây nhé.

Xem chi tiết chương trình như sau:

I. KHỐI GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
A. Học phần lý luận chính trị
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
B. Học phần Khoa học tự nhiên
Học phần bắt buộc, bao gồm
Hóa đại cương
Đại số tuyến tính và hình học giải tích
Vật lý đại cương 1
Kỹ năng mềm
Phép tính vi tích phân hàm một biến
Vật lý đại cương 2
Thực tập Vật lý đại cương
Học phần tự chọn, bao gồm
Khoa học trái đất
Thuỷ văn đại cương
C. Học phần Khoa học xã hội (chọn 2/4 tín chỉ)
Logic học
Xã hội học đại cương
D. Ngoại ngữ không chuyên (chứng chỉ)
Tiếng Anh/Pháp/Nga/Trung/Nhật/… bậc 3/6 (B1) Tiếng Anh/Pháp/Nga/Trung/Nhật/… bậc 2/6 (A2) dành cho sinh viên thuộc đối tượng dân tộc ít người
E. Giáo dục thể chất (chứng chỉ – 5 học kỳ)
F. Giáo dục quốc phòng (chứng chỉ – 4 tuần)
G. Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản (Thông tư 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016)
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
A. Kiến thức cơ sở của khối ngành
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Sinh học đại cương
Hóa học phân tích
Sinh thái học môi trường
Xác suất thống kê
Luật và chính sách môi trường
Hệ thống thông tin địa lý
Cơ sở quản lý môi trường
Đánh giá môi trường
Cơ sở kinh tế tài nguyên môi trường
Học phần tự chọn, bao gồm:
Địa chất môi trường
Khí tượng – khí hậu đại cương
Hóa hữu cơ và hóa sinh
Dân số học và phát triển
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
B. Kiến thức cơ sở ngành
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Cơ sở khoa học môi trường
Hóa môi trường
Thực hành sinh thái môi trường
Thực tập hóa môi trường
Bảo tồn đa dạng sinh học
Vi sinh môi trường + Thực tập vi sinh môi trường
Phân tích môi trường
Công nghệ môi trường
Độc học môi trường
Quản lý chất thải rắn
Môi trường lao động và sức khỏe nghề nghiệp
Quan trắc môi trường
Mô hình hóa môi trường
Thực tập phân tích môi trường
Học phần tự chọn, bao gồm:
Du lịch và môi trường
Sản xuất sạch hơn
Quy hoạch bảo vệ môi trường
Vệ sinh môi trường và sức khoẻ cộng đồng
Quản lý Môi trường đô thị và khu công nghiệp
C. Kiến thức chuyên ngành (Lựa chọn 1 trong các chuyên ngành sau)
C1 Chuyên ngành Kỹ thuật môi trường
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Thực tập chuyên ngành kỹ thuật môi trường
Kỹ thuật xử lý nước thải
Kỹ thuật xử lý khí thải
Kỹ thuật thoát nước đô thị
Kỹ thuật cấp nước
Kỹ thuật xử lý chất thải rắn
Học phần tự chọn, bao gồm:
Mô hình chất lượng nước và không khí
Đánh giá các nguồn thải
Tái chế và tái sử dụng chất thải hữu cơ
Vẽ kỹ thuật ứng dụng trong kỹ thuật môi trường
C2 Chuyên ngành Quản lý môi trường
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Quản lý đất đai
Quản lý chất lượng nước
Quản lý tổng hợp vùng ven bờ
Quản lý tài nguyên và môi trường dựa vào cộng đồng
Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý môi trường
Thực tập chuyên ngành quản lý môi trường
Học phần tự chọn, bao gồm:
Kiểm soát ô nhiễm môi trường
Kiểm toán môi trường
Hệ thống quản lý môi trường
Quản trị dự án
Quản lý tai biến và rủi ro môi trường
Thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu
C3 Chuyên ngành Sinh thái môi trường và Biến đổi khí hậu
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Quản lý tổng hợp vùng ven bờ
Quan trắc và đánh giá các hệ sinh thái
Sinh vật chỉ thị môi trường nước
Đất ngập nước
Thực tập chuyên ngành sinh thái môi trường
Thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu
Học phần tự chọn, bao gồm:
Quản lý tài nguyên và môi trường dựa vào cộng đồng
Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý môi trường
Đánh giá rủi ro sinh thái
Tác động của biến đổi khí hậu lên các hệ sinh thái
Phục hồi các hệ sinh thái
Quản lý các khu bảo tồn
III. KIẾN THỨC BỔ TRỢ
Phương pháp nghiên cứu trong khoa học môi trường
Tiếng Anh chuyên ngành
Thống kê ứng dụng trong môi trường
IV. THỰC TẬP, KIẾN TẬP
Thực tập thực tế
Thực tập tốt nghiệp
V. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP / TÍCH LŨY TÍN CHỈ
Khóa luận tốt nghiệp (KLTN)
Các học phần thay thế KLTN (đối với sinh viên không làm KLTN)

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Ngành khoa học môi trường cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành này.

Sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học môi trường có thể làm các công việc liên quan đến bảo vệ môi trường, quản lý và giải quyết vấn đề môi trường, giám sát, phân tích và đánh giá tác động của hoạt động con người đến môi trường, thực hiện nghiên cứu về môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường.

6. Mức lương ngành Khoa học môi trường

Mức lương của ngành khoa học môi trường tùy thuộc vào cấp bậc, kinh nghiệm, và vị trí làm việc. Những người tốt nghiệp từ trường đại học hoặc cao học chuyên sâu trong lĩnh vực này thường có mức lương trung bình từ 6-10 triệu đồng một tháng. Mức lương này thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào các yếu tố khác như công ty, vị trí, và địa điểm làm việc.

7. Các phẩm chất cần có

Để học tốt ngành khoa học môi trường, các phẩm chất bạn cần có bao gồm:

  • Sự quan tâm và chung thuỷ cho môi trường.
  • Kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực tiễn của môi trường.
  • Khả năng tìm kiếm, tổng hợp và phân tích thông tin.
  • Khả năng làm việc nhóm.
  • Kỹ năng viết và trình bày.
  • Trách nhiệm và tự hứng thú với công việc của mình.

Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin cần thiết về ngành Khoa học môi trường. Nếu như bạn còn điều gì chưa hiểu rõ vui lòng đặt câu hỏi và gửi về fanpage cho chúng mình nhé.