Ngành Piano (Mã ngành: 7210208)

2387

Piano là một trong những loại nhạc cụ vô cùng phổ biến trong âm nhạc. Chúng ta có thể thấy các nghệ sĩ thường xuyên sử dụng piano để biểu diễn âm nhạc.

Ngành Piano là một trong những ngành năng khiếu thuộc nhóm ngành năng khiếu nghệ thuật trình diễn.

Tuy nhiên ngành Piano có thực sự chỉ học chuyên về đàn piano hay không? Hãy cùng TrangEdu tìm hiểu những thông tin có thể bạn cần biết về ngành học này nhé.

nganh piano

1. Giới thiệu chung về ngành

Piano là ngành học liên quan đến việc học và chơi piano bao gồm các kỹ thuật đánh, cải thiện kỹ năng, các cách chơi khác nhau và kiến thức về nghệ thuật, lịch sử âm nhạc.

Ngoài những kiến thức chuyên sâu về Piano, sinh viên còn được đào tạo các kiến thức âm nhạc khác như hòa âm, phân tích tác phẩm âm nhạc, ký xướng âm, lịch sử âm nhạc, phức điệu; được định hướng chuyên ngành theo dòng nhạc sở trường (nhạc đương đại, rock, pop, jazz…); được đào tạo kỹ năng biểu diễn piano sân khấu,…

2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Piano

Piano là một ngành năng khiếu bởi vậy các bạn sẽ cần phải thi năng khiếu và có thể một số trường sẽ yêu cầu xét tuyển kết hợp với môn văn hóa bậc THPT.

Các trường đào tạo ngành Piano như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2022
1Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
2Học viện Âm nhạc Quốc gia
3Học viện Âm nhạc Huế
4Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương33
5Trường Đại học Văn Hiến
6Trường Đại học Nguyễn Tất Thành15
7Trường Đại học Văn Lang18
8Trường Cao đẳng Nghệ thuật Việt Bắc
9Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội
10Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc

3. Các khối thi ngành Piano

Tùy trường tuyển sinh mà các bạn sẽ có những phương thức xét tuyển khác nhau. Với các Học viện Âm nhạc, Nhạc viện thì đa phần là 100% thi năng khiếu. Với các trường đại học, cao đẳng khác, các bạn sẽ thi năng khiếu kết hợp với xét điểm thi/xét học bạ.

Và với những trường xét tuyển kết hợp thì chỉ sử dụng duy nhất khối xét tuyển là N00 gồm xét điểm văn hóa môn Văn và thi 2 môn năng khiếu về âm nhạc.

4. Chương trình đào tạo ngành Piano

Cùng tham khảo chương trình đào tạo ngành Piano của trường Đại học Văn Hiến để xem sinh viên ngành học này sẽ được học những gì nhé.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Pháp luật đại cương
Tiếng Anh giao tiếp 1, 2
Môi trường và con người
Văn Hiến Việt Nam
Kinh tế, văn hóa, xã hội ASEAN
Phương pháp học đại học
Tiếng Anh chuyên ngành nghệ thuật
Lịch sử Âm nhạc phương Tây 1, 2
Lịch sử Âm nhạc Việt Nam
Phân tích âm nhạc 1, 2
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức cơ sở
Ký xướng âm 1, 2, 3, 4, 5, 6
Hòa âm 1, 2, 3
2. Kiến thức chuyên ngành
Piano 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Thực nghiệm chuyên ngành 1 (Piano)
Thực nghiệm chuyên ngành 2 (Piano)
Hòa tấu 1, 2
Lịch sử nghệ thuật chuyên ngành (Piano)
Kỹ năng thị tấu
Phương pháp sư phạm chuyên ngành (Piano)
Thực tập nghề nghiệp 1 (Piano)
Thực tập nghề nghiệp 2 (Piano)
Biểu diễn với dàn nhạc tổng hợp 1 (Piano)
Biểu diễn với dàn nhạc tổng hợp 2 (Piano)
3. Kiến thức chuyên nghiệp
Chương trình tốt nghiệp Piano (Chương trình tiên tiến)

5. Các tố chất cần thiết để theo học ngành Piano

Để theo học ngành Piano, bạn cần phải có niềm đam mê đặc biệt với piano. Ngoài ra, bạn cũng cần phải sở hữu một số tố chất cần thiết như:

  • Có tư duy về âm nhạc
  • Có khả năng xây dựng cá tính âm nhạc riêng
  • Có năng khiếu cảm thụ âm nhạc, khả năng lắng nghe và cảm nhận.
  • Chăm chỉ, khả năng tự học cao
  • Chịu khó tập luyện nghiêm túc

6. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Khi xã hội càng phát triển, đời sống người dân càng tăng cao thì nhu cầu về các giá trị tinh thần cũng vì đó mà đi lên. Thưởng thức nghệ thuật là một trong những nhu cầu tinh thần cao của con người và đây chính là cơ hội cho các ngành biểu diễn nghệ thuật như Piano.

Những công việc ngành Piano có thể dành cho bạn như:

  • Giảng dạy piano tại trung tâm âm nhạc hoặc trường học âm nhạc.
  • Nghệ sĩ solo hoặc tham gia vào nhóm nhạc Sáng tác âm nhạc và biên tập nhạc.
  • Giảng dạy về âm nhạc tại các trường học, cơ sở đào tạo.
  • Sản xuất âm nhạc.
  • Làm nhạc trưởng hoặc trợ giảng dạy piano tại các trường đại học hoặc trung học cơ sở.

Tuy nhiên, các cơ hội việc làm trong ngành piano có thể khác nhau tùy thuộc vào khả năng của bạn và kinh nghiệm cụ thể.

Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.