Bảo hiểm là một trong những ngành học đang được đánh giá cao tại Việt Nam hiện nay. Với sự ra đời của dịch vụ bảo hiểm, rủi ro giờ đây đang được trả bằng tiền.
Hãy cùng mình tìm hiểu về ngành Bảo hiểm và khả năng phát triển của nó trong tương lai nhé. Liệu học ngành bảo hiểm có dễ không? Tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp có đơn giản hay không?
1. Giới thiệu về ngành Bảo hiểm
Ngành Bảo hiểm là gì?
Ngành Bảo hiểm (tiếng Anh là Insurance) là một lĩnh vực kinh doanh quan trọng cung cấp sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, nó bao gồm các loại bảo hiểm như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm nhân mại. Các chuyên viên bảo hiểm cần có kiến thức về luật bảo hiểm, chính sách và phân tích rủi ro để giúp khách hàng chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của họ.
Rủi ro là thứ luôn tiềm ẩn ở mọi nơi, mọi lúc và bảo hiểm chính là công cụ giúp bạn kiểm soát rủi ro tốt nhất hiện nay.
Ví dụ như bảo hiểm y tế bạn đóng hàng năm sẽ được sử dụng nếu chẳng may bạn có gặp phải vấn đề gì về sức khỏe, khi đi khám tại bệnh viện sẽ có thể được bảo hiểm chi trả tới 80% tiền viện phí, tuy vậy cũng có những điều khoản đi kèm nhất định.
Chắc hẳn trong thời gian gần đây các bạn cũng có nghe nói nhiều hoặc thậm chí tiếp xúc với nhiều loại bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe máy, bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế hay bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp trong mùa dịch Covid 19 vừa qua.
Có thể thấy hiện nay có rất nhiều loại bảo hiểm và thị trường bảo hiểm tại Việt Nam có cơ hội phát triển về việc làm lớn như thế nào. Chính vì vậy, ngành bảo hiểm được đánh giá là ngành học tiềm năng, có cơ hội việc làm tốt nhất hiện nay. Tất nhiên cũng cần bạn phải có đủ sự kiên trì và cố gắng để theo ngành này, như vậy mới có thể gặt hái nhiều thành công sau này.
Chương trình học ngành Bảo hiểm sẽ trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành như kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, marketing căn bản, quản trị học, quản trị nhân sự, cách phân tích định lượng, tài chính doanh nghiệp, hệ thống tài chính tiền tệ, nguyên lý bảo hiểm, kế toán tài chính trong ngành bảo hiểm, phân tích dữ liệu, định phí bảo hiểm, tái bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính…
Ngành Bảo hiểm có mã ngành là 7340204.
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Bảo hiểm
Không nhiều trường đào tạo ngành bảo hiểm bởi nhiều yếu tố. Dưới đây là danh sách tổng hợp những trường tuyển sinh và đào tạo ngành bảo hiểm hoặc các chuyên ngành liên quan tới bảo hiểm trong năm nay để bạn có thể lựa chọn.
Các trường tuyển sinh ngành Bảo hiểm năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn ngành Bảo hiểm |
1 | Trường Đại học Kinh tế quốc dân | 26.4 |
2 | Trường Đại học Lao động – Xã hội | 21.75 |
3 | Trường Đại học Kinh tế TPHCM | 24 |
4 | Trường Đại học Hoa Sen | |
5 | Trường Đại học Lao động – Xã hội cơ sở 2 | |
6 | Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp | 21 |
3. Các khối thi ngành Bảo hiểm
Các bạn có thể sử dụng các khối sau để đăng ký xét ngành Bảo hiểm.
Các tổ hợp xét tuyển ngành Bảo hiểm bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
- Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D10 (Toán, Địa, Anh)
Xem thêm về: Các khối thi đại học
4. Chương trình đào tạo ngành Bảo hiểm
Theo học ngành bảo hiểm, các bạn sẽ được học tập và trau dồi kiến thức về lĩnh vực bảo hiểm trong đó có bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội.
Ngoài các kiến thức cơ bản về bảo hiểm, các bạn còn được tiếp cận và nắm được các quy định của nhà nước về bảo hiểm (cụ thể là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp), các quy trình và cách thức tham gia, sử dụng dịch vụ bảo hiểm, quy trình nghiệm thu bảo hiểm, các vấn đề khác liên quan tới bảo hiểm xã hội…
Một số môn học bạn sẽ học gồm quản lý pháp luật nhà nước, thương mại kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, quản lý quỹ đầu tư, phân tích tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm, thiết lập và quản lý hợp đồng bảo hiểm, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, môi giới bảo hiểm…
Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Bảo hiểm của trường Đại học Hoa Sen.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Pháp luật đại cương |
Phương pháp học đại học |
Triết học trong cuộc sống |
Kỹ năng truyền thông |
Đạo đức nghề nghiệp |
Tư duy phản biện |
Dẫn nhập phương pháp nghiên cứu |
Truyền thông đại chúng và xã hội |
Tâm lý học: Khái niệm và ứng dụng |
Xử lý khủng hoảng |
Luật an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu toàn cầu |
Tin học ứng dụng khối ngành kinh tế |
Anh văn giao tiếp quốc tế 4 |
Anh văn giao tiếp quốc tế 5 |
Anh văn giao tiếp quốc tế 6 |
Giáo dục thể chất |
Giáo dục quốc phòng – an ninh |
Thực tập nhận thức tại doanh nghiệp |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1. Kiến thức cơ sở |
Kinh tế vi mô |
Kinh tế vĩ mô |
Nguyên lý kế toán |
Marketing căn bản |
Quản trị học |
Nhập môn hệ thống thông tin quản lý |
Nhập môn Kinh doanh quốc tế |
Quản trị nhân sự |
Phân tích định lượng |
Tài chính doanh nghiệp |
Luật và đạo đức kinh doanh |
Thống kê trong kinh doanh |
Tài chính tiền tệ |
2. Kiến thức ngành chính |
a) Kiến thức chung ngành chính |
Nguyên lý bảo hiểm |
Kế toán tài chính trong ngành bảo hiểm |
Nhập môn Toán tài chính |
Phân tích dữ liệu |
Nhập môn về Công nghệ tài chính |
Định phí bảo hiểm |
Tái bảo hiểm |
Quản trị rủi ro tài chính |
b) Kiến thức chuyên sâu ngành chính |
Học phần bắt buộc: |
Phương pháp định lượng trong tài chính |
Tài chính tập đoàn đa quốc gia |
Tài chính hành vi |
Rủi ro, thông tin và bảo hiểm |
Thiết lập các mô hình tài chính |
Các công cụ tài chính phái sinh |
Quản trị rủi ro doanh nghiệp |
Bảo hiểm nhân thọ |
Bảo hiểm phi nhân thọ |
Ứng dụng blockchain trong tài chính |
Đề án |
Đề án ứng dụng Công nghệ bảo hiểm |
5. Có nên học ngành Bảo hiểm không?
Như mình đã chia sẻ ở trên, nếu bạn thực sự yêu thích thì nên lựa chọn ngành này. Hoặc ít nhất nếu bạn chọn vì khả năng phát triển của nó thì bạn cần phải cố gắng hơn rất nhiều bởi ngành học nào cũng vậy thôi, nếu bạn làm chủ được kiến thức nó mang lại, ngành nào cũng có thể kiếm ra tiền.
Nhu cầu việc làm ngành bảo hiểm ở đâu cũng có và đang tăng lên hàng giờ. Chính vì vậy, đây cũng là một hướng đi triển vọng dành cho bạn. Hãy tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và cố gắng vì nó nhé.
6. Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường
Ngành bảo hiểm cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm với nhiều vị trí khác nhau, bao gồm các chuyên viên bảo hiểm, chuyên viên tư vấn, nhân viên bán hàng bảo hiểm, quản lý bảo hiểm, giám đốc bảo hiểm, v.v.
Các công ty bảo hiểm lớn và các công ty bảo hiểm tư nhân cũng cung cấp cơ hội việc làm cho những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.
Một số vị trí công việc trong ngành bảo hiểm bạn có thể tham khảo như:
- Chuyên viên bảo hiểm.
- Trưởng phòng bảo hiểm.
- Chuyên viên tư vấn bảo hiểm.
- Nhân viên kinh doanh bảo hiểm.
- Chuyên viên đánh giá rủi ro.
- Nhân viên hỗ trợ khách hàng.
- Trưởng phòng kiểm toán bảo hiểm.
- Chuyên viên quản lý sự cố.
Mức lương của các vị trí trong ngành bảo hiểm có thể khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm, chức danh và công ty mà bạn làm việc.
7. Mức lương ngành Bảo hiểm
Mức lương trong ngành bảo hiểm thường tùy thuộc vào vị trí và năng lực của nhân viên.
Các vị trí cơ bản như bán hàng bảo hiểm, chuyên viên bảo hiểm, quản lý bảo hiểm, giám đốc bảo hiểm có thể có mức lương từ 15-30 triệu đồng/tháng hoặc trên. Các vị trí cao hơn như quản trị viên, giám đốc kinh doanh có thể có mức lương từ 40 triệu đồng/tháng trở lên.
8. Các phẩm chất cần có
Để học ngành bảo hiểm, cần có những phẩm chất sau:
- Thông minh tài chính: hiểu rõ về tài chính, tài sản và các loại bảo hiểm.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: giao tiếp với khách hàng, giải quyết các vấn đề của khách hàng.
- Nhạy cảm với khách hàng: biết cảm nhận và nhu cầu của khách hàng.
- Chăm chỉ, kiên trì: học tập và làm việc chăm chỉ và kiên trì để đạt được thành tựu.
- Kỹ năng xử lý thông tin và phân tích dữ liệu: sử dụng máy tính và phần mềm phục vụ cho việc bảo hiểm.
Trên đây là một số yếu tố mà bạn có thể nắm được trong quá trình học tập và làm việc trong môi trường ngành bảo hiểm. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp ích phần nào trong việc lựa chọn ngành và trường cho tương lai của các bạn.