Luật thương mại quốc tế là các quy tắc pháp lý, công ước, điều ước quốc tế, pháp luật trong nước và hải quan thương mại hoặc tập quán, chi phối các giao dịch thương mại hoặc kinh doanh quốc tế.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngành Luật thương mại quốc tế nhé.
Giới thiệu chung về ngành
Luật thương mại quốc tế là ngành gì?
Luật thương mại quốc tế (International Commercial law hay International Trade Law) là ngành học nghiên cứu các quy tắc, luật áp dụng cho các nhà điều hành và hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
Luật thương mại quốc tế là công cụ tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế thiết lập các mối quan hệ thương mại quốc tế theo quy định của pháp luật. Nói chung luật này cũng khá phức tạp vì liên quan tới các ngành luật khác như luật thương mại, luật kinh doanh, luật công ty, luật thanh toán quốc tế) và luật của các quốc qua, công ước quốc tế…
Các trường đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế
Lưu ý: Các trường tuyển sinh ngành luật thương mại quốc tế theo dạng chuyên ngành đào tạo của một ngành liên quan mình sẽ chú thích (ngành học) phía sau tên trường nhé.
Danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế năm 2020 chi tiết như sau:
- Khu vực miền Bắc
Trường đào tạo | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Luật Hà Nội | 26.53 – 27.13 |
Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội | 24.8 |
Đại học Khoa học Thái Nguyên (ngành Luật) | 15 |
- Khu vực miền Trung
Trường đào tạo | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Phan Thiết (ngành Luật kinh tế) | 14 |
- Khu vực miền Nam
Trường đào tạo | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Kinh tế – Luật TPHCM (ngành Luật kinh tế) | 26.65 |
Đại học Luật TP HCM | 26.25 – 26.5 |
Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM (ngành Luật quốc tế) | 20 |
Đại học Văn Hiến (ngành Luật) | 18 (HB) |
Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM (ngành Luật kinh tế) | 16 |
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (ngành Luật) | 15 |
Các khối thi ngành Luật thương mại quốc tế
Các khối xét tuyển ngành Luật thương mại quốc tế bao gồm:
Đây là 2 khối được sử dụng nhiều nhất với ngành Luật thương mại quốc tế bởi vì ngành học này yêu cầu cao về đầu vào ngoại ngữ.
Ngoài ra, các trường cũng có những lựa chọn khối xét tuyển khác như sau:
Khối A00 (Toán, Lý, Hóa) |
Khối C00 (Văn, Sử, Địa) |
Khối C04 (Văn, Toán, Địa) |
Khối C14 (Văn, Toán, GDCD) |
Khối D01 (Văn, Toán, Anh) |
Khối D03 (Văn, Toán, T.Pháp) |
Khối D06 (Văn, Toán, T.Nhật) |
Khối D14 (Văn, Sử, Anh) |
Khối D15 (Văn, Địa, Anh) |
Khối D66 (Văn, GDCD, Anh) |
Khối D69 (Văn, GDCD, T.Nhật) |
Khối D70 (Văn, GDCD, T.Pháp) |
Khối D78 (Văn, KHXH, Anh) |
Khối D84 (Toán, GDCD, Tiếng Anh) |
Khối D87 (Toán, GDCD, Tiếng Pháp) |
Khối D88 (Toán, GDCD, Tiếng Nhật) |
Khối D92 (Toán, KHTN, Tiếng Đức) |
Chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế
Tham khảo chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế trong 4 năm (8 học kỳ) của trường Đại học Luật TP HCM:
Học kỳ 1
Học kỳ 2
Học kỳ 3
Học kỳ 4
Học kỳ 5
Học kỳ 6
Học kỳ 7
Học kỳ 8
|
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật thương mại quốc tế có thể thử sức mình với một số vị trí công việc như sau:
- Chuyên viên dịch vụ pháp lý tại các phòng luật, công ty luật tư nhân hoặc cơ quan nhà nước, chuyên giải quyết những vấn đề tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại
- Chuyên viên tư vấn pháp luật tại các công ty luật, văn phòng luật sự chuyên thực hiện công việc tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp trong việc tham gia ký kết các hợp đồng thương mại với quốc tế
- Biên tập viên cho các vấn đề liên quan pháp luật, chuyên gia nghiên cứu về luật thương mại quốc tế
- Làm công tác nghiên cứu trong các Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, Viện Kinh tế
- Giảng viên giảng dạy luật thương mại tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo giáo dục…