Để ổn định các mối quan hệ và hợp tác giữa nhiều quốc gia trên thế giới luôn cần có những quy tắc. Chính vì vậy mà Luật quốc tế là ngành đóng vai trò cực kì quan trọng trong thời đại hiện nay.
Chính vì vậy nguồn nhân lực Luật quốc tế chất lượng chắc chắn sẽ có tương lai cực kì rộng mở.
Cùng mình tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngành Luật quốc tế trong bài viết này nhé.
Giới thiệu chung về ngành
Luật quốc tế là gì?
Luật quốc tế (tiếng Anh là International Law) là ngành học đào tạo luật sư có nền tảng kiến thức về các nguyên tắc, quy phạm pháp luật được nhiều quốc gia và chủ thể khác nhau thỏa hiệp tạo nên.
Các trường đào tạo ngành Luật quốc tế
Danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Luật quốc tế như sau:
- Khu vực miền Bắc
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Học viện Ngoại giao | 26 |
Đại học Mở Hà Nội | 20.5 |
- Khu vực miền Nam
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Công nghiệp TP HCM | 20.5 |
Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM | 20 |
Các khối thi ngành Luật quốc tế
Các bạn có thể sử dụng các tổ hợp xét tuyển sau để đăng ký xét tuyển ngành Luật quốc tế trong năm 2020:
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối D96 (Toán, Khoa học xã hội, Anh)
Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng
Chương trình đào tạo ngành Luật quốc tế
Mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Luật quốc tế 4 năm tại Học viện Ngoại giao.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 1. Kiến thức cơ sở khối ngành
2. Kiến thức cơ sở ngành Học phần bắt buộc:
Học phần tự chọn (Chọn 3 môn):
Kiến thức bổ trợ:
3. Kiến thức chuyên ngành (chọn 1 trong 2 chuyên ngành) Chuyên ngành Công pháp quốc tế
Chuyên ngành Luật kinh tế quốc tế
Kiến thức ngoại ngữ
Học phần kỹ năng
Kiến thức hướng nghiệp
Kiến thức tốt nghiệp
Hoặc học và thi một số học phần chuyên môn |
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật quốc tế cần phải học tính nhẫn nại và quyết tâm vượt qua những khó khăn ban đầu. Những công việc các bạn nên hướng tới bao gồm:
- Chuyên viên pháp lý quốc tế với công việc xây dựng và rà soát các đề xuất hợp tác, mô hình hợp tác kinh doanh của các đối tác quốc tế về mặt pháp lý
- Chuyên viên dịch vụ pháp lý giải quyết các vấn đề về tranh chấp thương mại, tranh chấp dân sự quốc tế, các vấn đề khác liên quan tới đầu tư và ký kết hợp đồng thương mại quốc tế
- Giảng viên ngành Luật kinh tế tại các trường đại học
Với những công việc trên, bạn có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, Sở Tư pháp, cơ quan ngoại giao, đại sứ quán, các công ty nước ngoài, cơ quan thông tin đại chúng…