Khi nhắc đến ngành thiết kế, chúng ta thường nghĩ ngay đến ngành thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, hay thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, có một ngành thiết kế khác cũng rất quan trọng và đóng góp không nhỏ trong cuộc sống hiện đại của chúng ta, đó là ngành thiết kế công nghiệp.
Ngành này không chỉ kết hợp giữa tính nghệ thuật và khoa học công nghệ mà còn liên quan đến kinh tế và xã hội. Hãy cùng khám phá sự thú vị và đa dạng của ngành Thiết kế Công nghiệp qua bài viết sau đây.
1. Ngành Thiết kế công nghiệp là gì?
Ngành Thiết kế công nghiệp (Industrial Design) là một ngành áp dụng yếu tố thẩm mỹ, công nghệ và khoa học vào việc tạo ra sản phẩm mới với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cấp tính năng và giúp sản phẩm trở nên thân thiện với người dùng hơn.
Ngành Thiết kế công nghiệp không chỉ bao gồm việc thiết kế sản phẩm vật lý như đồ gia dụng, thiết bị điện tử, nội thất, phương tiện di chuyển và nhiều hơn thế nữa mà còn liên quan đến việc tạo ra các giải pháp cho dịch vụ và hệ thống.
Điều này có thể bao gồm việc nghiên cứu người dùng, xây dựng nguyên mẫu, kiểm tra và cải tiến sản phẩm.
Thiết kế công nghiệp là một ngành đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy phân tích, kỹ năng vẽ và biểu diễn, hiểu biết về vật liệu, quy trình sản xuất cũng như nguyên tắc thiết kế bền vững.
Ngành Thiết kế công nghiệp có mã ngành là 7210402.
Tham khảo ngành tương tự:
2. Học ngành Thiết kế công nghiệp ở trường nào?
Hiện nay có 6 trường đại học trên toàn quốc tuyển sinh và đào tạo ngành Thiết kế công nghiệp. TrangEdu đã tổng hợp kèm với điểm chuẩn ngành Thiết kế công nghiệp để các bạn tiện tham khảo.
Các trường tuyển sinh ngành Thiết kế công nghiệp năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất của ngành như sau:
3. Các khối thi ngành Thiết kế công nghiệp
Có thể xét tuyển ngành Thiết kế công nghiệp theo các khối nào?
Là một ngành học năng khiếu nên các bạn sẽ phải sử dụng các khối thi năng khiếu để thi và xét tuyển kết hợp vào các trường đại học phía trên nhé.
Danh sách các khối thi ngành Thiết kế công nghiệp bao gồm:
- Khối H00 (Văn, Năng khiếu vẽ 1, Năng khiếu vẽ 2)
- Khối H01 (Toán, Văn, Vẽ)
- Khối H02 (Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu)
- Khối H06 (Văn, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật)
- Khối H07 (Toán, Hình họa, Trang trí)
- Khối H08 (Văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật)
4. Chương trình đào tạo ngành Thiết kế công nghiệp
Tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Thiết kế công nghiệp của trường Đại học Công nghệ Sài Gòn:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Tin học đại cương và thực hành |
Môn tự chọn 1 – KHXHNV |
Môn tự chọn 2 – KHXHNV |
Tiếng Anh 1, 2, 3, 4 |
Pháp luật Việt Nam đại cương |
Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT |
Giáo dục thể chất 1, 2, 3, 4 |
Giáo dục quốc phòng |
A/ CHUYÊN NGÀNH THIẾT KẾ SẢN PHẨM |
III. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
Design đại cương |
Hình họa 1 |
Lược sử mỹ thuật thế giới và Việt Nam |
Nguyên lý thị giác |
Ergonomics |
Hình họa 2 |
Vẽ kỹ thuật |
Thực tập cơ sở |
Hình họa chuyên ngành 1_Thiết kế sản phẩm |
Hình họa chuyên ngành 2_Thiết kế sản phẩm |
Nghệ thuật ảnh |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Lịch sử văn minh thế giới |
Ảnh studio |
Lịch sử Design |
Mỹ học đại cương |
Luật bản quyền |
Chuyên đề 1_ Thiết kế sản phẩm |
Nghệ thuật sắp đặt, trưng bày sản phẩm |
Nghệ thuật thủ công truyền thống Việt Nam |
Chuyên đề 2_ Thiết kế sản phẩm |
Kỹ thuật mô hình sản phẩm |
Kỹ thuật thể hiện ĐA tạo dáng 1 |
Mô tuýp và màu sắc trong thiết kế sản phẩm |
Hình khối và chất liệu tạo bề mặt |
Kỹ thuật thể hiện ĐA tạo dáng 2 |
Văn hóa và phong cách trong thiết kế sản phẩm |
Vật liệu trong Thiết kế sản phẩm |
Thực tập chuyên ngành |
Kỹ thuật khuôn mẫu trong thiết kế chi tiết sản phẩm |
Tư duy thiết kế |
Mô hình nhân văn |
ĐA liên ngành tự chọn |
ĐA Thiết kế Furniture |
ĐA Tự chọn_TK Sản phẩm |
Thực hành thiết kế sản phẩm thủ công truyền thống |
ĐA tổng hợp_TK sản phẩm |
Chế tác nữ trang |
Nguyên lý thiết kế trong thiết kế sản phẩm |
Trang trí sản phẩm |
Phương pháp tìm ý trong thiết kế sản phẩm |
Thiết kế công cụ cầm tay |
Thiết kế đồ gia dụng |
Thiết kế đồ chơi |
Thực hành thiết bị |
Thực hành Thiết kế sản phẩm gốm sứ |
IV. NHÓM MÔN HỌC TỰ CHỌN |
Nghệ thuật trang trí công cộng |
Nghệ thuật sắp đặt và trưng bày sản phẩm |
Khởi nghiệp |
ĐA Thiết kế giày dép |
ĐA Thiết kế phương tiện giao thông |
ĐA Phụ trang |
Tiếng Việt thực hành |
Kỹ năng giao tiếp |
Phương pháp luận sáng tạo |
Tiếng Anh chuyên ngành |
Lịch sử thiết kế sản phẩm |
Kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình |
B/ CHUYÊN NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG |
III. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
Design đại cương |
Hình họa 1 |
Lược sử mỹ thuật thế giới và Việt Nam |
Nguyên lý thị giác |
Ergonomics |
Hình họa 2 |
Vẽ kỹ thuật |
Thực tập cơ sở |
Hình họa chuyên ngành 1_Thiết kế thời trang |
Nghệ thuật ảnh |
Hình họa chuyên ngành 2_Thiết kế thời trang |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Lịch sử văn minh thế giới |
Ảnh studio |
Lịch sử Design |
Mỹ học đại cương |
Luật bản quyền |
Chuyên đề 1_ Thiết kế thời trang |
Chuyên đề 2_ Thiết kế thời trang |
Kỹ thuật thể hiện ĐA thời trang 1 |
Mô tuýp và màu sắc trong thiết kế thời trang |
Kỹ thuật mô hình thời trang 1 |
Kỹ thuật thể hiện ĐA thời trang 2 |
Nguyên lý thiết kế thời trang |
Văn hóa và phong cách trong thiết kế thời trang |
Chất liệu và xử lý chất liệu thiết kế thời trang |
Kỹ thuật mô hình thời trang 2 |
Thực tập chuyên ngành |
ĐA Thiết kế trang phục lễ hội |
ĐA Thiết kế trang phục thể thao |
ĐA tổng hợp_Thiết kế thời trang |
ĐA tự chọn_Thiết kế thời trang |
Lịch sử thời trang |
Kỹ thuật cắt may 1, 2 |
ĐA Thiết kế trang phục trẻ em |
ĐA Thiết kế trang phục dáng người đặc biệt |
ĐA Thiết kế trang phục công sở |
ĐA Thiết kế trang phục nội y |
Nghệ thuật trang điểm |
IV. NHÓM MÔN HỌC TỰ CHỌN |
Phương pháp xây dựng porporlio |
Phương pháp tư duy sáng tạo trong thiết kế thời trang |
Nghiên cứu thương hiệu thời trang |
Xây dựng quy trình thiết kế thời trang |
Draping nâng cao |
Xử lý chất liệu nâng cao |
Minh họa thời trang |
ĐA Thiết kế trang phục trình diễn ấn tượng |
Tham gia thi thiết kế thời trang |
Thiết kế phụ kiện |
Tiếng Việt thực hành |
Kỹ năng giao tiếp |
Phương pháp luận sáng tạo |
Tiếng Anh chuyên ngành |
Lịch sử thiết kế sản phẩm |
Kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình |
C/ CHUYÊN NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA |
III. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
Design đại cương |
Hình họa 1 |
Lược sử mỹ thuật thế giới và Việt Nam |
Nguyên lý thị giác |
Ergonomics |
Hình họa 2 |
Vẽ kỹ thuật |
Thực tập cơ sở |
Hình họa chuyên ngành 1_Thiết kế đồ họa |
Nghệ thuật ảnh |
Hình họa chuyên ngành 2_Thiết kế đồ họa |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Lịch sử văn minh thế giới |
Ảnh studio |
Lịch sử Design |
Mỹ học đại cương |
Luật bản quyền |
Chuyên đề 1_ Thiết kế đồ họa |
Chuyên đề 2_ Thiết kế đồ họa |
Kỹ thuật mô hình đồ họa |
Kỹ thuật thể hiện ĐA đồ họa 1 |
Mô tuýp và màu sắc trong thiết kế đồ họa |
Kỹ thuật thể hiện ĐA đồ họa 2 |
Mô hình đồ họa |
Nghệ thuật chữ |
Nguyên lý thiết kế đồ họa |
Văn hóa và phong cách trong thiết kế đồ họa |
Minh họa nhân vật |
Quảng cáo đại cương |
Thực tập chuyên ngành |
Nguyên lý thiết kế bao bì |
Tư duy thiết kế |
ĐA Bao bì |
ĐA Dàn trang |
ĐA tổng hợp_TK đồ họa |
ĐA tự chọn_TK đồ họa |
Kỹ thuật tranh khắc trong thiết kế đồ họa |
ĐA Chữ và tín hiệu |
ĐA Đồ họa hệ thống |
ĐA Minh họa |
ĐA Quảng cáo |
IV. NHÓM MÔN HỌC TỰ CHỌN |
Kỹ thuật in |
Nghệ thuật sắp đặt |
ĐA Tổ chức sự kiện |
ĐA Thiết kế web |
ĐA Quảng cáo tương tác |
Tiếng Việt thực hành |
Kỹ năng giao tiếp |
Phương pháp luận sáng tạo |
Tiếng Anh chuyên ngành |
Lịch sử thiết kế sản phẩm |
Kỹ năng làm việc nhóm và thiết trình |
C/ CHUYÊN NGÀNH THIẾT KẾ NỘI THẤT |
III. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
Design đại cương |
Hình họa 1 |
Lược sử mỹ thuật thế giới và Việt Nam |
Nguyên lý thị giác |
Ergonomics |
Hình họa 2 |
Vẽ kỹ thuật |
Thực tập cơ sở |
Hình họa chuyên ngành 1_Thiết kế nội thất |
Nghệ thuật ảnh |
Hình họa chuyên ngành 2_Thiết kế nội thất |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Lịch sử văn minh thế giới |
Ảnh studio |
Lịch sử Design |
Mỹ học đại cương |
Luật bản quyền |
Chuyên đề 1_ Thiết kế nội thất |
Kỹ thuật thể hiện ĐA nội thất 4 |
Chuyên đề 2_ Thiết kế nội thất |
Lịch sử kiến trúc nội thất |
Kỹ thuật mô hình nội thất |
Mô tuýp và màu sắc trong thiết kế nội thất |
Nguyên lý thiết kế nội thất |
Văn hóa và phong cách trong thiết kế nội thất |
Kỹ thuật thể hiện Đa nội thất 2 |
Nhận diện thương hiệu |
Thực tập chuyên ngành |
Kỹ thuật thể hiện Đa nội thất 3 |
ĐA Nội thất công trình dịch vụ giải trí |
ĐA Nội thất công trình văn hóa giáo dục |
ĐA tổng hợp_TK nội thất |
ĐA tự chọn_TK nội thất |
Vật liệu nội thất |
Cấu tạo nội thất |
ĐA Ngoại thất sân vườn công viên |
ĐA Nội thất công trình nhà ở |
ĐA nội thất công trình trưng bày – thương mại |
ĐA Nội thất công trình văn phòng |
Nghệ thuật chiếu sáng |
IV. NHÓM MÔN HỌC TỰ CHỌN |
Nghệ thuật bố cục trình bày |
Nội thất trang trí công cộng |
Phong thủy |
ĐA Sản phẩm tái chế |
ĐA Tổ chức sự kiện |
ĐA Tạo dáng sản phẩm nội thất |
Tiếng Việt thực hành |
Kỹ năng giao tiếp |
Phương pháp luận sáng tạo |
Tiếng Anh chuyên ngành |
Lịch sử thiết kế sản phẩm |
Kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình |
V. NHÓM MÔN TỐT NGHIỆP |
Lý luận chính trị cuối khóa |
ĐA/Khóa luận tốt nghiệp |
Thực tập tốt nghiệp |
5. Cơ hội nghề nghiệp của ngành
Ngành Thiết kế công nghiệp mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng, bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Thiết kế sản phẩm: Đảm nhận công việc phát triển và tạo ra các sản phẩm mới, từ đồ gia dụng cho đến các thiết bị công nghệ cao.
- Thiết kế UX/UI: Phụ trách công việc thiết kế giao diện và trải nghiệm cho các ứng dụng di động, phần mềm và trang web.
- Thiết kế bao bì sản phẩm: Phụ trách công việc tạo ra những bao bì sản phẩm độc đáo, hấp dẫn giúp nâng cao giá trị và tăng tỷ lệ chuyển đổi của sản phẩm.
- Thiết kế nội thất và không gian: Đảm nhận công việc tạo ra không gian sống và làm việc thoải mái, hiệu quả và hấp dẫn.
- Thiết kế hệ thống: Phát triển và cải tiến các hệ thống và quy trình mang lại hiệu quả và tối ưu.
- Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc làm việc độc lập như một nhà nghiên cứu hoặc giáo viên.
Các công việc trong ngành Thiết kế công nghiệp thường đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy phân tích và khả năng làm việc nhóm. Người hoạt động trong lĩnh vực này thường phải tương tác với đa nhóm ngành bao gồm kỹ sư, nhà quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng.
>> Xem thêm: Nghề UX/UI Design là gì? Cơ hội và mức lương ra sao?
6. Mức lương ngành Thiết kế công nghiệp
Mức lương nhân sự trong ngành Thiết kế công nghiệp có thể khác nhau theo vị trí, kinh nghiệm, kỹ năng và địa điểm làm việc.
Tại Việt Nam, theo các trang tuyển dụng, mức lương trung bình cho một nhà thiết kế công nghiệp mới ra trường có thể từ 8 – 12 triệu đồng mỗi tháng. Với những người có kinh nghiệm, mức lương có thể tăng lên từ 15 – 20 triệu đồng hàng tháng.
Trên thế giới, mức lương trung bình hàng năm của người làm trong ngành Thiết kế công nghiệp là khoảng 70.000$ (tương đương 1,6 tỷ VND).
Những người làm việc tại các công ty thiết kế hàng đầu như Apple, Google, Samsung hoặc Microsoft có thể có được mức thu nhập cao hơn nhiều.
Các số liệu trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo thị trường lao động và nhu cầu cụ thể.
7. Các tố chất phù hợp với ngành Thiết kế công nghiệp
Để học tập và làm việc thành công trong ngành Thiết kế công nghiệp, bạn cần có một số tố chất và kỹ năng phù hợp dưới đây:
- Khả năng sáng tạo
- Kỹ năng vẽ và thiết kế
- Kỹ năng tư duy phân tích
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng quản lý và tổ chức
- Có hiểu biết về kỹ thuật và công nghệ
Những tố chất trên không chỉ mang lại thành công cho bạn trong ngành này mà còn giúp bạn phát triển sự nghiệp lâu dài và ổn định trong ngành.
Ngành Thiết kế Công nghiệp là một lựa chọn sự nghiệp hấp dẫn cho những ai yêu thích sự sáng tạo kết hợp với kỹ thuật.
Đây là một ngành học mang lại cơ hội để tạo ra những sản phẩm có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ những vật dụng nhỏ nhất đến những sản phẩm công nghệ phức tạp.