Trong thời đại đô thị hóa nhanh chóng như hiện nay, ngành quản lý đô thị công trình đã và đang trở thành trung tâm của sự chuyển đổi, phát triển.
Ngành này đa dạng và liên tục thay đổi, không chỉ ảnh hưởng tới hình dáng của các khu đô thị mà còn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về ngành quản lý đô thị và công trình, về tầm quan trọng, các cơ hội phát triển bản thân trong ngành cũng như xu hướng tương lai.
1️⃣ Ngành Quản lý đô thị và công trình là gì?
Ngành Quản lý đô thị và công trình là một ngành học rất phức tạp bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như quy hoạch, điều phối, giám sát các yếu tố đô thị như giao thông, môi trường, các tiện ích công cộng, văn hóa, du lịch, giám sát dự án xây dựng và đảm bảo an toàn, chất lượng.
Sự phát triển nhanh chóng của đô thị hóa đã đưa ngành quản lý đô thị và công trình lên một tầm cao mới. Việc quản lý các yếu tố đô thị một cách hiệu quả không chỉ góp phần vào phát triển kinh tế mà còn đảm bảo cuộc sống ổn định và chất lượng cho người dân.
Tương tự với đó, việc quản lý công trình đảm bảo các dự án xây dựng được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng, tiêu chuẩn an toàn, góp phần vào sự phát triển bền vững.
Ngành Quản lý đô thị và công trình có mã ngành xét tuyển đại học là 7580106.
2️⃣ Các phương pháp kỹ thuật trong quản lý đô thị và công trình
Quản lý đô thị và công trình đòi hỏi sự kết hợp giữa các phương pháp và kỹ thuật khác nhau để có thể đảm bảo hoạt động một cách hiệu quả.
Công nghệ thông tin
- Hệ thống thông tin địa lý: Hỗ trợ việc quy hoạch và theo dõi sự phát triển của đô thị, phân tích không gian và quản lý tài nguyên.
- Phần mềm quản lý dự án: Hỗ trợ theo dõi tiến độ, ngân sách và quản lý nguồn lực trong các dự án xây dựng.
Phương pháp quản lý rủi ro
- Phân tích rủi ro: Xác định, đánh giá và giảm thiểu các rủi ro trong quá trình quản lý dự án và hoạt động đô thị.
- Lập kế hoạch dự phòng: Chuẩn bị kế hoạch cho các tình huống khẩn cấp và khả năng rủi ro ngoài kế hoạch.
Quản lý chất lượng và an toàn
- Tiêu chuẩn về chất lượng: Áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong đảm bảo chất lượng công trình.
- Kiểm tra và giám sát an toàn: Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
Quản lý môi trường
- Phân tích tác động tới môi trường: Đánh giá tác động của dự án đô thị hoặc công trình tới môi trường xung quanh.
- Xử lý rác thải và tái chế: Áp dụng các biện pháp quản lý và tái chế rác thải xây dựng một cách phù hợp và hiệu quả
Kỹ thuật phân tích, đánh giá
- Phân tích chi phí và lợi ích: Đánh giá tính khả thi của dự án dựa trên chi phí và lợi ích mang lại dự kiến.
- Phân tích độ bền: Đánh giá tính bền vững của các dự án trong dài hạn.
3️⃣ Các tố chất phù hợp với ngành
Nếu bạn đang không biết liệu mình có phù hợp với ngành học này không thì hãy tham khảo các tố chất phù hợp với ngành quản lý đô thị và công trình dưới đây:
- Kỹ năng quản lý, lãnh đạo, lên kế hoạch và tổ chức thực hiện.
- Kỹ năng giao tiếp, khả năng đàm phán.
- Có khả năng phân tích vấn đề và tư duy một cách hệ thống.
- Có đạo đức và trách nhiệm với xã hội
- Có khả năng sáng tạo và tinh thần sẵn sàng học hỏi cái mới.
- Có hiểu biết về công nghệ, nắm vững các khía cạnh kỹ thuật trong xây dựng.
- Có khả năng làm việc nhóm
Nếu bạn chưa có một trong những tố chất trên thì cũng đừng lo lắng bởi chúng có thể phát triển qua một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài trong ngành. Chúng có thể giúp bạn đối mặt và vượt qua các thách thức trong ngành và đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội.
4️⃣ Chương trình đào tạo ngành quản lý đô thị và công trình
Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Quản lý đô thị và công trình của Trường Đại học Xây dựng Miền Trung:
TT | Tên học phần | Số tín chỉ |
I | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG | 23 |
1 | Triết học Mác – Lênin | 3 |
2 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin | 2 |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 2 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
6 | Pháp luật đại cương | 2 |
7 | Tiếng Anh B1.1 | 3 |
8 | Tiếng Anh B2.2 | 3 |
9 | Công nghệ thông tin cơ bản | 2 |
10 | Toán cao cấp | 2 |
11 | Giáo dục thể chất 1 | 1 |
12 | Giáo dục thể chất 2 | 1 |
13 | Giáo dục thể chất 3 | 1 |
14 | Giáo dục thể chất 4 | 2 |
15 | Giáo dục quốc phòng – an ninh (chứng chỉ) | 8 |
II | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | 127 |
A | Kiến thức cơ sở ngành | 47 |
a | Các học phần bắt buộc | 41 |
16 | Hình học Họa hình 1 | 2 |
17 | Hình học Họa hình 2 | 2 |
18 | Bố cục không gian | 3 |
19 | Mỹ thuật 1 | 2 |
20 | Mỹ thuật 2 | 2 |
21 | Mỹ thuật 3 | 2 |
22 | Đồ án Cơ sở 1 | 1 |
23 | Đồ án Cơ sở 2 | 1.5 |
24 | Đồ án Cơ sở 3 | 1.5 |
25 | Đồ án Cơ sở 4 | 1 |
26 | Vẽ ghi | 2 |
27 | Tin học ứng dụng 1 | 2 |
28 | Tin học ứng dụng 2 | 2 |
29 | Chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng | 2 |
30 | Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị | 2 |
31 | Kinh tế đô thị | 2 |
32 | Pháp luật xây dựng và kiến trúc | 2 |
33 | Anh văn chuyên ngành | 2 |
34 | Cơ học công trình | 2 |
35 | Kết cấu công trình | 3 |
36 | Kỹ thuật và Tổ chức thi công | 2 |
b | Các học phần tự chọn | 6 |
Tự chọn 1 (chọn 2/4 tín chỉ) | ||
37 | Phương pháp luận thiết kế kiến trúc | 2 |
38 | Nhập môn kiến trúc và đô thị | 2 |
Tự chọn 2 (chọn 2/4 tín chỉ) | ||
39 | Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm | 2 |
40 | Kinh tế học | 2 |
Tự chọn 3 (chọn 2/4 tín chỉ) | ||
41 | Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp | 2 |
42 | Lịch sử kiến trúc và phát triển đô thị | 2 |
B | Kiến thức ngành và chuyên ngành | 61 |
B1 | Nhóm học phần Kiến trúc và Quy hoạch đô thị | 29 |
a | Các học phần bắt buộc | 41 |
43 | Cấu tạo Kiến trúc 1 | 4 |
44 | Nguyên lý Quy hoạch đô thị | 3 |
45 | Nguyên lý kiến trúc công trình công cộng và công nghiệp | 3 |
46 | Quy hoạch điểm dân cư nông thôn | 2 |
47 | Trang thiết bị công trình | 3 |
48 | ĐA K1: Kiến trúc công cộng quy mô nhỏ | 2 |
49 | ĐA K2: Kiến trúc nhà ở quy mô nhỏ | 2 |
50 | ĐA K3: Kiến trúc thương mại quy mô nhỏ | 2 |
51 | ĐA Q1: Quy hoạch chi tiết đơn vị ở | 2 |
52 | ĐA Q2: Quy hoạch khu chức năng đô thị | 2 |
53 | ĐA Q3: Quy hoạch điểm dân cư nông thôn | 2 |
b | Các học phần tự chọn | 2 |
Tự chọn 4 (chọn 2/4 tín chỉ) | ||
54 | Vật liệu công trình kiến trúc | 2 |
55 | Kinh tế xây dựng | 2 |
B2 | Nhóm học phần Quản lý quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan | 14 |
a | Các học phần bắt buộc | 12 |
56 | Quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị | 3 |
57 | Quản lý đất đai và nhà ở đô thị | 3 |
58 | Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị | 2 |
59 | ĐA QL1: Quản lý Quy hoạch, kiến trúc đô thị | 2 |
60 | ĐA QL1: Quản lý Đất đai và nhà ở đô thị | 2 |
b | Các học phần tự chọn | 2 |
Tự chọn 5 (chọn 2/4 tín chỉ) | ||
61 | Kiến trúc cảnh quan | 2 |
62 | Quy hoạch bảo tồn di sản đô thị | 2 |
B3 | Nhóm học phần Quản lý hạ tầng và môi trường đô thị | 9 |
63 | Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị | 3 |
64 | Quản lý môi trường đô thị | 2 |
65 | Quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu | 2 |
66 | ĐA QL3: Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị | 2 |
B4 | Nhóm học phần Kinh tế và Quản lý dự án xây dựng công trình | 6 |
67 | Quản lý dự án đầu tư xây dựng | 2 |
68 | Quản lý tài chính công | 2 |
69 | ĐA QL4: Quản lý dự án đầu tư xây dựng | 2 |
B5 | Chuyên đề | C2 |
70 | Chuyên đề tốt nghiệp | 2 |
C | Thực tập cuối khóa và đồ án tốt nghiệp | 20 |
71 | Thực tập cuối khóa | 10 |
72 | Đồ án tốt nghiệp | 10 |
5️⃣ Các trường đại học ngành Quản lý Đô thị và Công trình
Dưới đây tôi đã tổng hợp full danh sách các trường đại học ngành Quản lý Đô thị và Công trình, cũng như điểm chuẩn mới nhất năm 2024 của ngành để các bạn tiện tìm kiếm và tham khảo.
Các trường đại học ngành Quản lý Đô thị và Công trình như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn |
1 | Trường Đại học Tài nguyên và môi trường TPHCM | 15 |
2 | Trường Đại học Xây dựng Miền Tây | 15 |
3 | Trường Đại học Giao thông Vận tải | 23.28 |
4 | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | 19 |
6️⃣ Các khối thi ngành quản lý đô thị và công trình
Các bạn có thể sử dụng các khối thi sau để đăng ký xét tuyển vào ngành Quản lý đô thị và công trình theo quy định của mỗi trường:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- Khối A02 (Toán, Vật lí , Sinh học)
- Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
- Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
7️⃣ Công việc, cơ hội nghề nghiệp và mức lương của ngành
Ngành quản lý đô thị và công trình mang lại nhiều cơ hội công việc trong ngành đa dạng. Bạn có thể tham khảo một số công việc phổ biến trong nghề dưới đây:
- Quy hoạch đô thị: Chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thiết kế các khu vực đô thị, kết hợp các yếu tố như giao thông, môi trường và văn hóa.
- Quản lý giao thông và vận tải: Điều phối, giám sát các hệ thống giao thông trong thành phố.
- Quản lý môi trường đô thị: Chịu trách nhiệm về việc quản lý rác thải, nước thải và chất lượng không khí.
- Quản lý dự án xây dựng: Phụ trách lên lịch, theo dõi tiến độ và ngân sách, quản lý nguồng lực cho các dự án xây dựng.
- Giám sát công trình: Kiểm tra, đảm bảo công trình tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.
- Thẩm định thiết kế và dự toán: Đánh giá các thiết kế công trình và dự toán chi phí.
- Giảng dạy và nghiên cứu: Bạn có thể làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu và trung tâm đào tạo chuyên ngành quản lý đô thị và công trình.
- Tư vấn quản lý đô thị và công trình cho các tổ chức, chính phủ và doanh nghiệp.
Người theo ngành quản lý đô thị và công trình có cơ hội đào tạo và phát triển kỹ năng thông qua các chương trình huấn luyện và giáo dục liên tục.
Với kinh nghiệm trong nghề, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến và mở rộng sự nghiệp.
Theo thống kê từ các trang tuyển dụng tại Việt Nam, mức lương bình quân của các vị trí công việc trong ngành quản lý đô thị và công trình khoảng từ 10 – 20 triệu đồng mỗi tháng.
8️⃣ Các thách thức và khó khăn của ngành
Ngành quản lý đô thị và công trình đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn.
Dưới đây là một số điểm bạn nên lưu ý:
- Sự thiếu hụt ngân sách có thể ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ của các dự án.
- Việc duy trì và bảo dưỡng các công trình cần đầu tư với nguồn kinh phí lớn.
- Việc xây dựng và phát triển đô thị có thể tạo ra các tác động tiêu cực với môi trường.
- Kết hợp mục tiêu phát triển kinh tế với trách nhiệm môi trường và xã hội là thách thức rất lớn.
- Việc áp dụng công nghệ tiên tiến đòi hỏi sự đầu tư và kỹ năng chuyên môn cao.
- Duy trì chất lượng công trình và tuân thủ các quy định về an toàn là một thách thức lớn trong ngành.
- Việc tìm kiếm và giữ chân nhân lực có kỹ năng chuyên môn đôi khi gặp nhiều khó khăn.
- Dự án trong ngành này thường lớn, phức tạp và đòi hỏi kỹ năng quản lý, phối hợp cao.
- Luôn phải cân đối giữa phát triển đô thị và bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử.
9️⃣ Xu hướng tương lai của ngành
Ngành quản lý đô thị và công trình đang liên tục thay đổi và phát triển, dưới đây là những xu hướng chính có thể xảy ra của ngành trong những năm sắp tới:
- Tập trung vào xây dựng bền vững, sử dụng năng lượng tái tạo và giảm thiểu tác động tới môi trường.
- Ứng dụng công nghệ và chiến lược trong quản lý, xử lý rác thải đô thị một cách thông minh và hiệu quả.
- Áp dụng công nghệ IoT, AI và Big Data vào quản lý, tối ưu hóa các dịch vụ đô thị.
- Sử dụng BIM (mô hình thông tin xây dựng) trong quản lý và thiết kế dự án giúp cải thiện chất lượng và hiệu quả.
- Kết hợp chặt chẽ với cộng đồng trong quy hoạch và phát triển đô thị.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua xây dựng không gian sống, làm việc và giải trí chất lượng cao.
- Phát triển hệ thống giao thông đa phương tiện, kết hợp giữa các phương tiện giao thông như xe đạp, ô tô, xe buýt và tàu điện.
- Áp dụng công nghệ trong giảm tắc nghẽn và tăng hiệu quả giao thông.
Quản lý đô thị và công trình đang hướng tới một tương lai vô cùng hứa hẹn, nơi mà sự kết hợp giữa công nghệ và quản lý đô thị sẽ định hình một hướng phát triển mới.
Ngành quản lý đô thị và công trình không ngừng thúc đẩy sự sáng tạo và trách nhiệm xã hội. Tương lai của ngành không chỉ đòi hỏi kiến thức về kỹ thuật và quản lý mà còn cần sự đồng lòng và tham gia tích cực từ các bên liên quan.
Ngành này không chỉ xây dựng các tòa nhà và đường phố mà nó còn xây dựng tương lai, nơi mà tất cả chúng ta có thể cùng nhau chung sống và phát triển một cách tốt nhất.