Để ổn định các mối quan hệ và hợp tác giữa nhiều quốc gia trên thế giới luôn cần có những quy tắc. Chính vì vậy mà Luật quốc tế là ngành đóng vai trò cực kì quan trọng trong thời đại hiện nay.
Chính vì vậy nguồn nhân lực Luật quốc tế chất lượng chắc chắn sẽ có tương lai cực kì rộng mở.
Cùng mình tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngành Luật quốc tế trong bài viết này nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành Luật quốc tế
Ngành Luật quốc tế là gì?
Luật quốc tế (tiếng Anh là International Law) là một ngành đại học chuyên về nghiên cứu về pháp luật quốc tế, bao gồm các chủ đề như các quy tắc và nguyên tắc của pháp luật quốc tế, các tổ chức quốc tế và các vấn đề liên quan đến quốc tế, bao gồm cả việc giải quyết tranh chấp quốc tế.
Sinh viên ngành luật quốc tế sẽ được đào tạo kiến thức về các luật lệ quốc tế, luật biển và các luật liên quan đến hoạt động kinh tế quốc tế, được học cách phân tích và áp dụng các quy tắc pháp luật quốc tế trong các tình huống thực tế.
Chương trình học ngành Luật quốc tế trang bị cho người học kiến thức chuyên ngành như Lý luận về pháp luật về hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Hiến pháp Việt Nam và các nước, công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế, Luật học so sánh, Luật kinh tế quốc tế, Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Luật hình sự Việt Nam, Luật thương mại Việt Nam…
2. Các trường đại học và điểm chuẩn ngành Luật quốc tế
Có những trường nào đào tạo ngành Luật quốc tế?
TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Luật quốc tế cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.
Các trường tuyển sinh ngành Luật quốc tế và điểm chuẩn mới nhất năm 2024 như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn |
1 | Học viện Ngoại giao | 25.55-28.55 |
2 | Trường Đại học Mở Hà Nội | 22.99-25.24 |
3 | Trường Đại học Công nghiệp TPHCM | 24.5 |
4 | Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM | 19 |
3. Các khối thi ngành Luật quốc tế
Các bạn có thể sử dụng các tổ hợp xét tuyển sau để đăng ký xét tuyển ngành Luật quốc tế:
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối D96 (Toán, Khoa học xã hội, Anh)
- Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
- Khối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng
4. Chương trình đào tạo ngành Luật quốc tế
Mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Luật quốc tế 4 năm tại Học viện Ngoại giao.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Triết học Mác – Lê nin |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
Tin học |
Giáo dục thể chất |
Giáo dục quốc phòng |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1/ Kiến thức cơ sở khối ngành |
Lý luận về pháp luật về hệ thống pháp luật Việt Nam |
Luật Hiến pháp Việt Nam và các nước |
2/ Kiến thức cơ sở ngành |
Học phần bắt buộc, bao gồm: |
Công pháp quốc tế |
Tư pháp quốc tế |
Luật học so sánh |
Luật kinh tế quốc tế |
Luật dân sự Việt Nam |
Luật tố tụng dân sự Việt Nam |
Luật hình sự Việt Nam |
Luật thương mại Việt Nam |
Học phần tự chọn, bao gồm: |
Luật hợp đồng Việt Nam |
Luật doanh nghiệp Việt Nam |
Luật đầu tư Việt Nam |
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam |
Luật lao động Việt Nam |
Luật hành chính Việt Nam |
Luật thuế, tài chính và ngân hàng Việt Nam |
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam |
Luật đất đai và môi trường Việt Nam |
Kiến thức bổ trợ: |
Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại |
Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 tới nay |
Công tác ngoại giao |
Truyền thông quốc tế |
Ngoại giao văn hóa |
Quan hê kinh tế quốc tế |
Kinh tế đối ngoại Việt Nam |
3/ Kiến thức chuyên ngành (chọn 1 trong 2 chuyên ngành) |
Chuyên ngành Công pháp quốc tế |
Luật điều ước quốc tế |
Luật nhân quyền quốc tế |
Luật tổ chức quốc tế |
Luật biển quốc tế |
Luật môi trường quốc tế |
Giải quyết tranh chấp quốc tế |
Luật ngoại giao và lãnh sự |
Chuyên ngành Luật kinh tế quốc tế |
Luật đầu tư quốc tế |
Luật thương mại quốc tế |
Luật sở hữu trí tuệ quốc tế |
Trong tài thương mại quốc tế |
Luật kinh doanh quốc tế |
Kiến thức ngoại ngữ |
Tiếng Anh cơ sở I |
Tiếng Anh cơ sở II |
Tiếng Anh chuyên ngành Ngoại giao I |
Tiếng Anh chuyên ngành Ngoại giao II |
Tiếng Anh chuyên ngành Ngoại giao III |
Tiếng Anh chuyên ngành Ngoại giao IV |
Tiếng Anh chuyên ngành Ngoại giao V |
Học phần kỹ năng |
Kỹ năng tranh tụng và thực hành diễn án luật |
Kỹ thuật soạn thảo văn bản |
Kỹ năng hành nghề luật sư |
Kỹ năng đàm phán và ký kết điều ước quốc tế |
Kiến thức hướng nghiệp |
Hướng nghiệp |
Thực tập cuối khóa |
Kiến thức tốt nghiệp |
Khóa luận tốt nghiệp |
Hoặc học và thi một số học phần chuyên môn |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Ngành Luật quốc tế cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm, có thể kể tới như sau:
- Luật sư: Tư vấn, thực hiện nghiệp vụ pháp lý cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
- Nhân viên quản lý đầu tư: Tư vấn và giải quyết vấn đề liên quan đến việc đầu tư quốc tế.
- Nhân viên trợ lý tòa án: Hỗ trợ các tòa án trong việc giải quyết vấn đề liên quan đến luật quốc tế.
- Cán bộ chính trị quốc tế: Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến chính trị quốc tế cho các tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ.
- Nhân viên tư vấn pháp lý quốc tế: Tư vấn và giải quyết vấn đề liên quan đến luật quốc tế cho các doanh nghiệp và tổ chức.
Cơ hội việc làm và mức lương của các vị trí trên có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và địa điểm.
6. Mức lương ngành Luật quốc tế
Mức lương ngành Luật quốc tế tại Việt Nam có thể khác nhau tùy theo nhiều yếu tố như kinh nghiệm, chức vụ, công ty, và địa điểm làm việc. Mức lương ban đầu cho các công việc liên quan đến luật quốc tế tại Việt Nam có thể trong khoảng 8-15 triệu đồng một tháng.
7. Các phẩm chất cần có
Để học ngành luật quốc tế, các phẩm chất bạn cần có bao gồm:
- Khả năng suy luận và phán đoán: Ngành luật quốc tế yêu cầu sinh viên phải có khả năng suy luận và phán đoán một cách chính xác và hợp lý.
- Kỹ năng đọc hiểu văn bản: Kỹ năng đọc hiểu văn bản chuyên sâu về luật pháp quốc tế.
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ quốc tế khác là một lợi thế trong ngành luật quốc tế.
- Sự quan tâm về luật pháp và quốc tế
- Sự tự tin và tinh thần trách nhiệm: Để có thể tham gia các cuộc thảo luận và tranh luận về các vấn đề luật pháp quốc tế.