Ngành Chính trị học (Mã ngành: 7310201)

20259

Chính trị học là ngành học thuộc nhóm ngành chính trị và khoa học xã hội. Học ngành Chính trị ở trường nào? Ra trường có thể làm những công việc gì?

Cùng mình tìm hiểu ngay những thông tin trên trong bài viết dưới đây nhé.

nganh chinh tri hoc

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Chính trị học là gì?

Chính trị học là một ngành học trong lĩnh vực xã hội học, nghiên cứu về các quần thể xã hội, chính trị, tổ chức và quản lý của chính phủ và các tổ chức chính trị.

Ngành học này nghiên cứu về luật pháp, quốc gia, chính trị, kinh tế, kinh tế chính trị, địa chính trị, kinh tế quốc tế, quản lý đầu tư và quản lý tài nguyên. Sinh viên học ngành Chính trị học sẽ có kiến thức chuyên sâu về các vấn đề xã hội, chính trị và kinh tế, cũng như khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề chính trị.

Chương trình đào tạo ngành Chính trị học sẽ đào tạo sinh viên theo 3 mục tiêu:

  • Về kiến thức: Các vấn đề lý luận chính trị cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về chính trị học, các lý thuyết và trào lưu trên thế giới, quyền lực chính trị và cầm quyền, phương thức giành quyền lực, hoạch định chính sách công…
  • Về kỹ năng:
    • Các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn giúp độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động chính trị thực tiễn như kỹ năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về chính trị vào lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề chính trị, xã hội
    • Kỹ năng quản lý và lãnh đạo trong cơ quan hệ thống chính trị
    • Kỹ năng xử tình huống chính trị xã hội nảy sinh
  • Về thái độ:
    • Có thái độ đúng đắn và ý thực tự giác về nghề nghiệp
    • Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt
    • Có ý thực phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng
    • Có thái độ nghiêm túc, cầu thị, phong cách khoa học và chuẩn mực trong hoạt động chuyên môn

2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Chính trị học

Việc lựa chọn trường đào tạo ngành học phù hợp cũng là một trong những việc rất quan trọng. Các bạn thí sinh cũng như các bậc phụ huynh nên cân nhắc kỹ càng thông qua nhiều yếu tố trước khi đưa ra sự lựa chọn.

Các trường tuyển sinh ngành Chính trị học năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2023
1Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQGHN23 – 26.25
2Học viện Báo chí và Tuyên truyền23.72 – 25.07
3Trường Đại học Thủ đô Hà Nội16
4Trường Đại học Sư phạm Hà Nội25.05 – 26.62
5Học viện Hành chính Quốc gia15 – 18
6Trường Đại học Thành Đông14
7Học viện Cán bộ TPHCM21.5
8Trường Đại học Vinh19
9Trường Đại học Hà Tĩnh16
10Trường Đại học Cần Thơ25.85
11Trường Đại học Trà Vinh

3. Các khối thi ngành Chính trị học

Ngành Chính trị học có thể sử dụng nhiều khối thi khác nhau để đăng ký xét tuyển. Trong số đó có 2 khối được nhiều trường sử dụng nhất đó là:

  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)

Các sự lựa chọn khác:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân)
  • Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn)
  • Khối C03 (Văn, Toán, Lịch sử)
  • Khối C04 (Văn, Toán, Địa lí)
  • Khối C14 (Văn, Toán, Giáo dục công dân)
  • Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
  • Khối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối D04 (Văn, Toán, tiếng Trung)
  • Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối D66 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
  • Khối D68 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga)
  • Khối D70 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp)
  • Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • Khối D83 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)

Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng

4. Chương trình đào tạo ngành Chính trị học

Ngành Chính trị học sẽ được đào tạo những gì trong 4 năm đại học? Bạn có thắc mắc mình sẽ phải học những môn gì với ngành học này không?

Cùng mình tìm hiểu thông qua khung chương trình đào tạo ngành Chính trị học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội dưới đây nhé.

Sinh viên ngành Chính trị học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN sẽ được học những môn sau:

I. KIẾN THỨC CHUNG
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tin học cơ sở 2
Ngoại ngữ cơ sở 1 (Tiếng Anh cơ sở 1/Tiếng Nga cơ sở 1/Tiếng Pháp cơ sở 1/Tiếng Trung cơ sở 1)
Ngoại ngữ cơ sở 2 (Tiếng Anh cơ sở 2/Tiếng Nga cơ sở 2/Tiếng Pháp cơ sở 2/Tiếng Trung cơ sở 2)
Ngoại ngữ cơ sở 3 (Tiếng Anh cơ sở 3/Tiếng Nga cơ sở 3/Tiếng Pháp cơ sở 3/Tiếng Trung cơ sở 3)
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng-an ninh
Kỹ năng bổ trợ
II. KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
Học phần bắt buộc:
Các phương pháp nghiên cứu khoa học
Nhà nước và pháp luật đại cương
Lịch sử văn minh thế giới
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Xã hội học đại cương
Tâm lý học đại cương
Logic học đại cương
Học phần tự chọn:
Kinh tế học đại cương
Môi trường và phát triển
Thống kê cho khoa học xã hội
Thực hành văn bản tiếng Việt
Nhập môn Năng lực thông tin
III. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Chính trị học đại cương
Tôn giáo học đại cương
Thể chế chính trị thế giới
Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam
Học phần tự chọn:
Lịch sử Việt Nam đại cương
Lịch sử triết học đại cương
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phương thức sản xuất châu Á và làng xã ở Việt Nam
Nhân học đại cương
Báo chí truyền thông đại cương
IV. KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Chính trị và chính sách
Chính sách công của Việt Nam
Chính trị học phát triển
Học phần tự chọn:
Hành chính học đại cương
Khoa học tổ chức
Dư luận xã hội
Kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin
V. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Lịch sử học thuyết chính trị
Phương pháp nghiên cứu chính trị học
Quyền lực chính trị
Đảng chính trị
Hệ thống chính trị Việt Nam
Văn hóa chính trị Việt Nam
Nhập môn Chính trị quốc tế
Nhập môn Hồ Chí Minh học
Chính trị học so sánh
Chính trị và truyền thông
Phương pháp viết bài luận và thuyết trình chính trị
Thực hành văn bản chính trị
Các học phần tự chọn (lựa chọn theo hướng chuyên ngành):
Hướng chuyên ngành Lý thuyết chính trị
Thực tập chuyên môn
Giới thiệu tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về chính trị
Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị
Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị
Hướng chuyên ngành Chính trị Việt Nam
Thực tập chuyên môn
Chính trị Việt Nam thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chính sách đối ngoại của Việt Nam
Hướng chuyên ngành Chính trị Quốc tế
Thực tập chuyên môn
Chính sách đối ngoại của các nước lớn
Quan hệ chính trị quốc tế
Kinh tế chính trị quốc tế
Hướng chuyên ngành Hồ Chí Minh học
Thực tập chuyên môn
Hồ Chí Minh với con đường cách mạng Việt Nam
Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam
Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng văn hóa, đạo đức, con người mới Việt Nam
VI. THỰC TẬP VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP/ CÁC HỌC PHẦN THAY THẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thực tập tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:
Chính trị học – Những vấn đề cơ bản
Chính trị Việt Nam – Những vấn đề cơ bản

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các tổ chức chính trị, tổ chức phi chính trị, cơ quan quản lý chính trị, tổ chức quốc tế, tổ chức tài chính, các công ty và tổ chức phi chính trị.

Các công việc có thể bao gồm các chức danh như nhân viên chính trị, chuyên viên chính trị, chuyên viên tư vấn, chuyên viên phân tích, chuyên viên quản lý và nhiều hơn thế nữa.

6. Mức lương ngành Chính trị học

Mức lương của ngành chính trị học tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chức danh, kinh nghiệm, công ty, vị trí. Mức lương trung bình của một chuyên gia ngành chính trị học tại Việt Nam khoảng từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng một tháng, tùy vào kinh nghiệm và nhiệm vụ cụ thể.

7. Các phẩm chất cần có

Để học ngành chính trị học, cần có những phẩm chất sau:

  • Mối quan tâm đến chính trị
  • Khả năng tổng hợp và phân tích thông tin chính trị, xã hội, văn hóa và kinh tế.
  • Năng khiếu trình bày, giải thích và chứng minh ý kiến của mình một cách dễ hiểu và chính xác.
  • Năng khiếu phản biện, phân tích về các vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế.
  • Khả năng làm việc nhóm, hợp tác và giao tiếp tốt với mọi người.
  • Năng khiếu tiếng Anh: Ngành chính trị học có rất nhiều tài liệu bằng tiếng Anh, nên sinh viên cần có khả năng đọc và hiểu tiếng Anh tốt.
Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.