Sáng tác âm nhạc là một trong những ngành học năng khiếu rất phù hợp với những bạn có năng khiếu và đam mê với âm nhạc.
Đây là ngành học giúp bạn có thể nắm được nền tảng kiến thức về âm nhạc và phát triển năng khiếu âm nhạc của bạn một cách tốt nhất.
Cùng TrangEdu tìm hiểu những thông tin về ngành Sáng tác âm nhạc dưới đây.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Sáng tác âm nhạc là ngành học liên quan đến việc tạo ra và biên soạn các bản nhạc. Sinh viên theo học ngành này có thể là nhạc sĩ, nhạc trưởng, nhà soạn nhạc hoặc nhà sáng tác. Họ có thể làm việc trong các lĩnh vực âm nhạc như pop, jazz, rock, hip hop, R&B, âm nhạc truyền thống.
Ngành Sáng tác âm nhạc có mục tiêu là đào tạo những nhạc sĩ có năng lực, kỹ năng và phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành các quy định của Nhà nước.
Sáng tác âm nhạc được đánh là giá ngành học phát triển năng khiếu rất tốt. Với việc các chương trình âm nhạc liên quan tới sáng tạc âm nhạc đang được hưởng ứng như Bài hát hay nhất (Sing My Song, Big Song Big Deal…) thì những nhạc sĩ thật sự có năng lực không cần phải lo lắng về cơ hội trong tương lai.
2. Các trường đào tạo ngành Sáng tác âm nhạc
Vì là một ngành học năng khiếu nên để thi vào ngành Sáng tác âm nhạc, các bạn sẽ cần phải thực sự có năng khiếu và niềm đam mê với âm nhạc.
Các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Sáng tác âm nhạc hiện nay bao gồm:
- Nhạc viện TP Hồ Chí Minh
- Học viện Âm nhạc Huế
- Học viện Âm nhạc Quốc gia
- Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật quân đội
Một số trường chỉ xét tuyển kết quả năng khiếu, một số trường sẽ xét kết hợp điểm thi năng khiếu và điểm môn văn hóa bậc THPT.
3. Chương trình đào tạo ngành Sáng tác âm nhạc
Sinh viên ngành Sáng tác âm nhạc sẽ được theo học chương trình đào tạo bao gồm các kiến thức cơ bản về Khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực Âm nhạc học như:
- Lịch sử và lý luận âm nhạc
- Phê bình âm nhạc
- Âm nhạc dân tộc
- Cách thức sáng tác nhạc
Ngoài ra, sinh viên ngành Sáng tác âm nhạc cũng được học và ứng dụng các kỹ thuật hòa thanh, sử dụng giai điệu, phức điệu, tiết tấu, điệu tính và phi điệu tính trong việc xây dựng tiết tấu âm nhạc trong một hình thức được định hình (có thể là ba đoạn, biến tấu hoặc sonat…)
4. Cơ hội việc làm và mức lương ngành Sáng tác âm nhạc
Người làm trong nghệ thuật hầu như không có mức lương cụ thể. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực ở mỗi người.
Với những người có năng lực sáng tác có thể kiếm rất nhiều tiền từ việc bán bài hát, tiền bản quyền bài hát, tiền quảng cáo video bài hát… Đặc biệt nếu bài hát hay, người sáng tác chắc chắn sẽ có thể thu về một khoản tiền vô cùng lớn, xứng đáng với chất xám và tâm huyết của nhạc sĩ.
Cơ hội công việc ngành Sáng tác âm nhạc hiện nay cũng rất đa dạng, không hẳn học sáng tác âm nhạc ra chỉ có thể làm nhạc sĩ. Việc lựa chọn công việc nào cũng phụ thuộc vào sở thích cũng như năng lực. Dưới đây là một số công việc phù hợp với ngành Sáng tác âm nhạc:
- Nhà sản xuất âm nhạc (Producer)
- Hòa âm phối khí (Composition and Arrangement)
- Biên tập, dàn dựng chương trình âm nhạc
- Nhạc sĩ, ca sĩ phòng thu
- Kỹ thuật viên thu âm
- Biên tập viên âm nhạc cho các đài phát thanh và truyền hình
- Giảng viên đào tạo về âm nhạc các bậc đại học, cao đẳng, trung học, tiểu học…
- Làm việc tại các Nhạc viện
5. Những tố chất cần thiết để học ngành Sáng tác âm nhạc
Cơ hội việc làm ngành sáng tác âm nhạc có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kỹ năng của bạn, kinh nghiệm và mối quan hệ của bạn trong ngành. Tuy nhiên, một số cơ hội việc làm phổ biến ngành này bao gồm:
- Sáng tác và soạn nhạc cho các ca khúc, album, hoặc chương trình truyền hình, phim hoặc video game.
- Làm việc cho các nhà sản xuất âm nhạc, nhà phát hành hoặc các công ty quảng cáo. Làm việc cho các ban nhạc hoặc dự án âm nhạc cụ thể.
- Giảng dạy âm nhạc hoặc sáng tác âm nhạc tại các trường đại học hoặc trung tâm âm nhạc.
Để có thể tìm được cơ hội việc làm tốt nhất, bạn thực sự cần phải có kỹ năng sáng tác, soạn nhạc, cũng như kinh nghiệm và mối quan hệ trong ngành.