Kế toán là một ngành học phổ biến và nổi tiếng về tính ổn định, đóng vai trò cốt lõi trong mọi tổ chức và doanh nghiệp. Rất nhiều phụ huynh và học sinh có thắc mắc “ngành kế toán học gì? Học xong có thể làm công việc gì”.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về ngành kế toán – một lĩnh vực luôn hấp dẫn và không bao giờ lạc hậu trong lĩnh vực kinh tế. Đây có thể là những thông tin quan trọng giúp bạn định hình và lựa chọn được ngành nghề phù hợp cho tương lai.
1. Ngành Kế toán là gì?
Kế toán là quá trình thu thập, xác định, giám sát, phân tích và truyền đạt thông tin tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Mục đích của kế toán là giúp các bên liên quan như quản lý, nhà đầu tư, chính phủ… đưa ra quyết định thông qua việc sử dụng các báo cáo tài chính.
Sự phát triển của ngành kế toán đã đồng hành cùng với sự phát triển của thương mại và công nghiệp. Thời kỳ Cách mạng Công nghiệp đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử kế toán, khi mà các kỹ thuật kế toán hiện đại được hình thành và phát triển.
Hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, ngành kế toán đã trở nên hiệu quả và chính xác hơn.
Ngành kế toán đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự minh bạch và hiệu quả của nền kinh tế. Nó giúp các doanh nghiệp và tổ chức kiểm soát tài chính, đưa ra quyết định chiến lược và tuân thủ các quy định pháp lý.
Hơn nữa, kế toán còn giúp các nhà đầu tư và người tiêu dùng có cái nhìn rõ ràng về hoạt động kinh tế của các tổ chức, từ đó thúc đẩy sự tín nhiệm và ổn định kinh tế.
2. Các chuyên ngành kế toán
Kế toán là một lĩnh vực rộng, bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, trong đó có thể kể tới như:
- Chuyên ngành Kế toán tài chính
- Chuyên ngành Kế toán quản trị
- Chuyên ngành Kế toán thuế
- Chuyên ngành Kế toán kiểm toán
- Chuyên ngành Kế toán ngân hàng
- Chuyên ngành Kế toán quốc tế
Ngoài ra, kế toán còn có thể phân thành nhiều chuyên ngành khác tùy thuộc vào các yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.
3. Các chức năng chính của kế toán
Ghi chép thông tin tài chính
Ghi chép thông tin tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của kế toán. Quá trình này bao gồm việc lưu trữ, theo dõi và cập nhật các giao dịch tài chính của một tổ chức, đảm bảo rằng tất cả các thông tin đều được ghi lại một cách chính xác mà đầy đủ.
Phân tích và kiểm tra dữ liệu tài chính
Phân tích và kiểm tra dữ liệu tài chính giúp đảm bảo thông tin được ghi chép chính xác và tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kế toán.
Điều này bao gồm việc kiểm tra các số liệu, phân tích xu hướng và đánh giá rủi ro tài chính, giúp phát hiện các sai sót hoặc gian lận.
Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là việc tổng hợp và trình bày thông tin tài chính của một tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định.
Các báo cáo chính bao gồm báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chúng cung cấp cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của một tổ chức.
Quản lý chi phí và ngân sách
Quản lý chi phí và ngân sách đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chi phí và lập kế hoạch tài chính. Qua việc này, kế toán giúp tổ chức xác định rõ mục tiêu, lên kế hoạch chi tiêu và theo dõi hiệu quả, đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả.
Hỗ trợ ra quyết định
Kế toán cung cấp thông tin tài chính đáng tin cậy và kịp thời cho quản lý và các bên liên quan khác, giúp họ đưa ra các quyết định thông minh và có cơ sở. Dù là quyết định đầu tư, mở rộng hay cắt giảm chi phí, kế toán đóng vai trò là nguồn thông tin chính yếu hỗ trợ quá trình ra quyết định.
4. Các tố chất phù hợp với ngành
Người làm trong ngành kế toán cần có một số tố chất và kỹ năng quan trọng, hỗ trợ cho việc học tập và làm việc trong ngành này.
Dưới đây là một số tố chất phù hợp để học ngành kế toán:
- Sự chính xác và tập trung cao
- Kỹ năng phân tích dữ liệu
- Tư duy có hệ thống
- Đạo đức và minh bạch
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Khả năng làm việc nhóm
- Tiếp thu và áp dụng công nghệ vào kế toán.
5. Chương trình đào tạo ngành kế toán
Ngành Kế toán học những môn nào?
Mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Kế toán của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Chi tiết chương trình học như sau:
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN |
Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin phần 1, 2 |
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Pháp luật đại cương |
Giao tiếp trong kinh doanh |
PRE-IELTS 1, 2 |
IELTS BEGINNERS 1, 2 |
IELTS PRE-INTERMEDIATE 1, 2 |
IELTS INTERMEDIATE 1, 2 |
Tin học văn phòng |
Toán ứng dụng trong kinh tế |
Kinh tế vi mô |
Kinh tế vĩ mô |
Quản trị học |
II. CHƯƠNG TRÌNH GDQP – GDTC |
Giáo dục thể chất |
Giáo dục Quốc phòng (4 tuần) |
III. HỌC PHẦN CHUNG KHỐI NGÀNH |
Nguyên lý kế toán |
Marketing căn bản |
Hệ thống thông tin quản lý |
Hành vi tổ chức |
Thống kê kinh doanh và kinh tế |
Thị trường và các định chế tài chính |
Nhập môn kinh doanh |
Kinh doanh quốc tế |
Luật kinh doanh |
Tiếng Anh kinh doanh |
IV. HỌC PHẦN CHUNG CỦA NGÀNH |
Học phần bắt buộc |
Kế toán tài chính 1 |
Kế toán quản trị |
Kế toán hành chính sự nghiệp |
Kế toán tài chính 2 |
Hệ thống thông tin kế toán |
Học phần tự chọn |
Kế toán quốc tế |
Nghiệp vụ ngân hàng |
Quản trị chiến lược |
Tài chính quốc tế |
Đầu tư tài chính |
V. HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH |
Học phần bắt buộc |
Phân tích tài chính doanh nghiệp |
Kế toán công ty |
Kế toán thuế |
Kiểm toán |
Thực hành kế toán |
Tài chính công ty |
Học phần tự chọn |
Kế toán quản trị nâng cao |
Kiểm soát nội bộ |
Đề án môn học |
Kế toán ngân hàng |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
Hoạt động ngoại khóa |
VI. THỰC TẬP CUỐI KHÓA |
Lựa chọn 1 trong 2 hình thức: |
Hình thức 1: |
Báo cáo thực tập tốt nghiệp |
Học bổ sung ít nhất 6 tín chỉ được chọn từ các học phần tự chọn thuộc Học phần chuyên ngành |
Hình thức 2: |
Khóa luận tốt nghiệp (*) |
6. Ngành Kế toán học trường nào?
Nên học ngành Kế toán ở trường nào?
Rất, rất rất nhiều trường tuyển sinh ngành kế toán. Các bạn có thể chọn lấy cho mình một trường phù hợp nhất để theo học nhé.
Dưới đây là các trường đại học uy tín hàng đầu đào tạo ngành Kế toán hiện nay chia theo từng khu vực:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn ngành Kế toán |
a. Khu vực miền Bắc | ||
1 | Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội | 34.1 |
2 | Học viện Tài chính | 26.15 |
3 | Trường Đại học Thương Mại | 25.8 – 25.9 |
4 | Trường Đại học Ngoại thương | 26.95 – 27.45 |
5 | Đại học Bách khoa Hà Nội | 25.52 |
6 | Trường Đại học Kinh tế Quốc dân | 27.05 |
7 | Trường Đại học Thái Bình | 17 |
8 | Học viện Ngân hàng | 21.6 |
b. Khu vực miền Trung | ||
1 | Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng | 23.85 |
2 | Trường Đại học Nha Trang | 20 – 21 |
3 | Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế | 19 |
4 | Trường Đại học Tài chính – Kế toán | 15 |
5 | Trường Đại học Đà Lạt | 16 |
6 | Trường Đại học Quảng Bình | 15 |
7 | Trường Đại học Hồng Đức | 18 |
8 | Trường Đại học Kinh tế Nghệ An | 18 |
c. Khu vực miền Nam | ||
1 | Trường Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG TPHCM | 24.06 – 25.28 |
2 | Trường Đại học Tài chính – Marketing | 23 – 24.6 |
3 | Trường Đại học Kinh tế TPHCM | 25 – 25.31 |
4 | Trường Đại học Ngân hàng TPHCM | 24.1 – 24.9 |
5 | Trường Đại học Cần Thơ | 24.76 |
6 | Trường Đại học Việt Đức | 20 |
7 | Trường Đại học Thủ Dầu Một | 21 |
8 | Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ | 20.7 |
Lưu ý rằng đây chỉ là một số trường đào tạo ngành Kế toán tại Việt Nam và còn nhiều trường khác cũng có chương trình đào tạo tốt về Kế toán. Việc chọn trường phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu học tập của mỗi người.
>> Danh sách đầy đủ các trường đào tạo ngành Kế toán
7. Các khối thi ngành Kế toán
Có thể xét tuyển ngành Kế toán theo các khối nào?
Các tổ hợp xét tuyển được sử dụng để xét tuyển ngành Kế toán rất đa dạng. Được chia theo được sử dụng cho nhiều trường và một số ít trường sử dụng.
Các khối xét tuyển ngành Kế toán bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
8. Công việc, mức lương và cơ hội nghề nghiệp
Ngành kế toán là một ngành có nhu cầu cao về chuyên môn trong các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan nhà nước. Sau khi tốt nghiệp, người học ngành kế toán có thể có nhiều cơ hội và lựa chọn công việc khác nhau.
Dưới đây là một số công việc trong ngành kế toán bạn nên tham khảo:
- Kế toán viên: Làm việc trong các công ty, tổ chức, doanh nghiệp, quản lý hồ sơ tài chính, báo cáo thuế, đối chiếu số liệu, xử lý thông tin tài chính.
- Kiểm toán viên: Thực hiện kiểm toán, đánh giá và xác nhận chất lượng thông tin tài chính, giúp đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy của thông tin tài chính của doanh nghiệp.
- Tư vấn thuế: Cung cấp các dịch vụ tư vấn về thuế và hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định về thuế.
- Chuyên viên phân tích tài chính: Phân tích và đưa ra các dự báo, đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Giáo viên, nghiên cứu viên: Trở thành giáo viên hoặc nghiên cứu viên trong các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo về kế toán.
- Kế toán trưởng: Quản lý các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, đảm bảo sự tuân thủ các quy định và pháp luật liên quan đến kế toán.
Mức lương của ngành Kế toán tại Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, vị trí công việc, quy mô cũng như ngành nghề của doanh nghiệp.
Dưới đây là một số thông tin tham khảo về mức lương trung bình của ngành Kế toán tại Việt Nam:
- Lương cơ bản của kế toán viên mới tốt nghiệp dao động từ khoảng 6-8 triệu đồng/tháng.
- Lương cơ bản của kế toán viên có kinh nghiệm từ 2-3 năm đến 5 năm dao động từ khoảng 10-15 triệu đồng/tháng.
- Lương cơ bản của kế toán trưởng, chuyên viên phân tích tài chính và kiểm toán viên từ 20-40 triệu đồng/tháng tùy theo quy mô và ngành nghề của doanh nghiệp.
Các con số trên chỉ mang tính chất tham khảo và không phải là mức lương cố định. Mức lương của ngành kế toán cũng đang được thay đổi và cải thiện theo thời gian, đặc biệt là khi nhu cầu tuyển dụng ngành này đang tăng cao và cạnh tranh ngày càng gay gắt.
>> Xem thêm: Chuyên viên tư vấn tài chính làm những gì?
9. Các thách thức và khó khăn của ngành
Mọi công việc đều có khó khăn và thách thức riêng và ngành kế toán cũng không phải ngoại lệ.
Là một lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ càng và tập trung cao, kế toán còn gắn liên với các vấn đề tài chính và pháp lý phức tạp.
Pháp luật và quy định về tài chính và kế toán thay đổi liên tục, đòi hỏi người làm trong lĩnh vực này phải cập nhật liên quan và điều chỉnh theo.
Sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của công nghệ mới đòi hỏi người kế toán phải không ngừng học hỏi và thích ứng, đồng thời tạo ra áp lực về chi phí và thời gian đào tạo.
Ngành kế toán thường đối mặt với các kỳ hạn chặt chẽ và áp lực cao về độ chính xác, tạo ra một môi trường làm việc căng thẳng và đòi hỏi sự tập trung cao.
Ngành kế toán phải đối mặt với rủi ro về gian lận và sai sót, đòi hỏi các biện pháp kiểm tra và ngăn chặn mạnh mẽ để đảm bảo tính chính xác và minh bạch.
Tìm kiếm và giữ chân nhân tài trong lĩnh vực kế toán trở nên khó khăn do sự cạnh tranh giữa các tổ chức và sự thay đổi trong yêu cầu về kỹ năng.
Với việc áp dụng công nghệ, ngành kế toán cũng phải đối mặt với thách thức về bảo mật dữ liệu, đòi hỏi việc bảo vệ thông tin tài chính khỏi các mối đe dọa và rủi ro lộ thông tin.
Với sự phát triển không ngừng của thị trường kinh tế, ngành kế toán đang trở thành một lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn với nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển cao.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể và đầy đủ về ngành kế toán, hỗ trợ phần nào trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trong kỳ thi đại học sắp tới.