Ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính (Mã ngành: 7480204)

1099

Ngành Khoa học và kỹ thuật máy tính đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong xã hội và trong ngành công nghệ thông tin hiện đại.

Ngành này không chỉ nghiên cứu về các thuật toán và cấu trúc dữ liệu mà còn đi sâu vào việc hiểu và tạo ra các công cụ mới để giải quyết các vấn đề phức tạp trong cuộc sống.

Từ việc phát triển phần mềm, xây dựng hệ thống mạng, bảo mật thông tin cho việc phân tích dữ liệu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, ngành khoa học và kỹ thuật máy tính chính là trái tim của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

nganh khoa hoc va ky thuat may tinh

1. Ngành Khoa học và kỹ thuật máy tính là gì?

Ngành Khoa học và kỹ thuật máy tính là một lĩnh vực rộng lớn của công nghệ thông tin và kỹ thuật, chuyên về thiết kế, phát triển và ứng dụng của các hệ thống máy tính.

Ngành này bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên sâu khác nhau, từ học máy, trí tuệ nhân tạo đến mạng máy tính, hệ thống phân tán, lập trình và phân tích dữ liệu.

Ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính có mã ngành xét tuyển đại học là 7480204.

Ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành này trong xã hội hiện đại

Ngành Khoa học và kỹ thuật máy tính đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại vì chúng tạo ra nền tảng cho hầu hết các công nghệ kỹ thuật số mà chúng ta sử dụng hàng ngày.

  • Máy tính hỗ trợ hầu hết các hệ thống quản lý và quyết định kinh tế, từ quản lý ngân sách và kế toán đến phân tích dữ liệu lớn để đưa ra quyết định kinh doanh.
  • Các công nghệ mạng máy tính như Internet, hệ thống điện thoại di động cho phép thông tin được truyền đi nhanh chóng và hiệu quả đến toàn cầu.
  • Khoa học và kỹ thuật máy tính giúp cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe thông qua hệ thống thông tin y tế, các công cụ chẩn đoán hình ảnh và phần mềm mô phỏng phẫu thuật.
  • Công nghệ máy tính cung cấp các công cụ và tài nguyên học tập mới, từ các ứng dụng giáo dục trực tuyến đến các hệ thống quản lý học tập.
  • Máy tính được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học, mô phỏng các hệ thống phức tạp, phân tích dữ liệu lớn từ các thí nghiệm và quan sát.
  • Từ thiết kế đồ họa và âm nhạc số đến phát triển trò chơi và phần mềm giải trí, máy tính đã mở rộng các cách thức và chúng ta tạo ra và tận hưởng nghệ thuật và giải trí.

2. Các chủ đề chính trong khoa học và kỹ thuật máy tính

Lập trình và ngôn ngữ lập trình

  • Các ngôn ngữ lập trình khác nhau như Python, Java, C++, Ruby, JavaScript…
  • Các phương pháp và kỹ thuật lập trình như lập trình hướng đối tượng, lập trình hàm và lập trình phản ứng.

Trí tuệ nhân tạo và học máy

  • Các phương pháp học máy bao gồm học có giám sát, học không giám sát, học bán giám sát và học tăng cường.
  • Các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo như xe tự lái, nhận dạng khuôn mặt (faceid), hệ thống khuyến nghị và hệ thống trò truyện thông minh (chatbots).

Cấu trúc dữ liệu và thuật toán

  • Cấu trúc dữ liệu cơ bản như danh sách liên kết, cây, đồ thị, ngăn xếp, hàng đợi và bảng băm.
  • Thuật toán sắp xếp, tìm hiểu, đồ thị và tối ưu hóa.

Hệ thống và mạng máy tính

  • Các khái niệm về hệ điều hành, quản lý bộ nhớ, quy hoạch và đồng bộ hóa.
  • Nguyên tắc cơ bản của mạng máy tính, giao thức, kiến trúc mạnh và bảo mật mạng.

Phân tích và thiết kế hệ thống phần mềm

  • Phương pháp phân tích yêu cầu và thiết kế phần mềm.
  • Các mô hình phát triển phần mềm như mô hình thác nước, mô hình phát triển tăng tiến, phương pháp phát triển linh hoạt (Agile) và phương pháp Scrum.

Bảo mật máy tính và thông tin

  • Các phương pháp bảo vệ dữ liệu và thông tin bao gồm mã hóa, chữ ký số và quản lý quyền truy cập.
  • Các kỹ thuật phòng chống và phát hiện xâm nhập, các phương pháp giảm thiểu hậu quả của các cuộc tấn công mạng.

3. Các tố chất phù hợp với ngành

Để học tập và thành công trong ngành khoa học và kỹ thuật máy tính, dưới đây là một số tố chất phù hợp với ngành:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng tư duy logic
  • Sự chú ý đến chi tiết, tỉ mỉ trong công việc.
  • Có khả năng tự học.
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Sự sáng tạo.
  • Có tính kiên nhẫn.

Mỗi người sẽ có những tố chất mạnh và yếu khác nhau nhưng nếu bạn có đủ sự quan tâm và đam mê với ngành này, bạn có thể phát triển và cải thiện những tố chất cần thiết.

4. Chương trình đào tạo ngành khoa học và kỹ thuật máy tính

Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính của Trường Đại học Việt Nhật – ĐHQGHN:

TTTên học phầnSố tín chỉ
IKHỐI KIẾN THỨC CHUNG21
1Triết học Mác – Lênin3
2Kinh tế chính trị Mác – Lênin2
3Chủ nghĩa xã hội khoa học2
4Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam2
5Tư tưởng Hồ Chí Minh2
6Giáo dục thể chất4
7Giáo dục quốc phòng – an ninh8
8Tiếng Anh B15
9Tiếng Anh B25
IIKHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC34
AKhối học phần cơ bản theo lĩnh vực22
aCác học phần bắt buộc16
10Tiếng Nhật A15
11Phương pháp luận nghiên cứu2
12Toán 1 (Giải tích)2
13Toán 2 (Đại số)3
14Vật lý 12
15Vật lý 22
bCác học phần tự chọn6/24
16Giới thiệu về hệ thống pháp luật Việt Nam4
17Nguyên lý kinh tế4
18Xã hội học đại cương2
19Khoa học quản lý đại cương2
20Toán 2 (Thống kê)2
21Hóa học 12
22Hóa học 22
23Sinh học 12
24Sinh học 22
25Khoa học Trái Đất2
BKhối học phần của thế kỷ 21
aCác học phần bắt buộc6
(Nhóm kiến thức về Khoa học bền vững và Khoa học thông tin)
26Khoa học toàn cầu và môi trường2
27Nhập môn lập trình2
28Nhập môn hệ thống máy tính2
aCác học phần tự chọn6/54
Nhóm A: Khoa học bền vững
29Sự phát triển và Năng lượng ở Châu Á (Kinh tế năng lượng, Kỹ thuật năng lượng)2
30Khoa học cơ bản về biến đổi kihs hậu2
31Thực phẩm, nước và sức khỏe2
32An ninh và phát triển bền vững2
33Khoa học, Công nghệ và Xã hội2
Nhóm B: Toàn cầu hóa và Khoa học xã hội
34Toàn cầu hóa và Khu vực hóa2
35Phát triển quốc tế và Khu vực2
36Tôn giáo, Văn hóa và xã hội2
37Luật và Xã hội2
38Quản trị kinh doanh2
Nhóm C: Nghiên cứu Nhật Bản
39Các vấn đề đương đại ở Đông Á2
40Văn hóa và lịch sử Nhật Bản2
41Kinh doanh Nhật Bản – Việt Nam2
42Hệ thống pháp luật Nhật Bản2
43So sánh xã hội Nhật Bản với xã hội Việt Nam2
44So sánh Việt Nam và Nhật Bản2
45Giới thiệu về giảng dạy tiếng Nhật như một ngoại ngữ2
Nhóm D: Khoa học thông tin
46Khoa học thông tin2
47Phân tích dữ liệu khoa học2
48Kinh tế lượng2
49Thuật toán2
50Mô phỏng toán học2
Nhóm E: Kỹ thuật cho nghiên cứu nâng cao
51Vật liệu tiên tiến và kết cấu tiên tiến ứng dụng trong kỹ thuật2
52Nhiệt động lực học2
53Kỹ thuật truyền nhiệt2
54Thí nghiệm trong khoa học và kỹ thuật 12
55Thí nghiệm trong khoa học và kỹ thuật 22
IIIKHỐI KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH25
aCác học phần bắt buộc22
56Giải tích 23
57Giải tích Tensor ứng dụng trong kỹ thuật2
58Toán rời rạc3
59Xác suất – Thống kê4
60Phương pháp số3
61Lập trình nâng cao3
62Lập trình hướng đối tượng4
bCác học phần tự chọn3/6
63Tiếng Anh chuyên ngành3
64Tiếng Nhật chuyên ngành3
IVKHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH17
65Mạng máy tính và truyền thông3
66An ninh thông tin3
67Kiến trúc máy tính3
68Nguyên lý hệ điều hành3
69Cấu trúc dữ liệu và giải thuật3
70Nhập môn Internet vạn vật2
VKHỐI KIẾN THỨC THEO NGÀNH55
aCác học phần bắt buộc19
71Khoa học dữ liệu3
72Công nghệ phần mềm3
73Công nghệ tài chính3
74Mạch logic và kỹ thuật số3
75Thực hành thiết kế mạch logic2
76Học theo dự án khoa học và kỹ thuật3
77Seminar chuyên ngành2
bCác học phần tự chọn21/88
78Trí tuệ nhân tạo3
79Các công cụ trong AI3
80Phát triển ứng dụng web3
81Phát triển ứng dụng di động3
82Quản lý và phân tích dữ liệu tài chính3
83Công nghệ tài chính và ứng dụng3
84Phát triển ứng dụng nâng cao3
85Học máy3
86Toán kỹ thuật3
87Điện toán đám mây3
88Tính toán song song3
89Tương tác người và máy3
90Thị giác máy tính3
91Xử lý thông tin âm thanh và hình ảnh3
92Vận trù học3
93Phân tích và thiết kế hệ thống3
94Đánh giá hiệu năng hệ thống3
95Học máy trong kinh tế và tài chính3
96Lý thuyết trò chơi3
97Phát triển ứng dụng IoT3
98Mạng cảm biến không dây3
99Kinh tế học vi mô3
100Kinh tế học vĩ mô3
101Marketing2
102Nguyên lý kế toán2
103Lý thuyết tài chính tiền tệ2
104Tài chính doanh nghiệp2
105Các phương pháp tính toán trong xây dựng dân dụng3
106Green BIM: Thiết kế bền vững với mô hình thông tin xây dựng3
107Tự động hóa phân tích thiết kế công trình xây dựng3
108Ổn định động lực học của kết cấu2
cThực tập và tốt nghiệp15
109Thực tập nghề nghiệp3
110Thực hành hướng nghiệp2
111Khóa luận tốt nghiệp10

5. Học ngành khoa học và kỹ thuật máy tính ở trường nào?

Hiện nay, theo thông tin tuyển sinh mới nhất của các trường đại học thì chỉ có 2 trường dưới đây xét tuyển ngành khoa học và kỹ thuật máy tính:

TTTên trườngĐiểm chuẩn ngành
1Trường Đại học Việt Nhật – Đại học Quốc gia Hà Nội21
2Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh – Đại học Đà Nẵng

6. Các khối xét tuyển

Các bạn có thể sử dụng các khối thi sau để đăng ký xét tuyển vào ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính theo quy định của mỗi trường:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • Khối D08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)
  • Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

7. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành khoa học và kỹ thuật máy tính

co hoi cong viec nganh khoa hoc va ky thuat may tinh

Ngành Khoa học và kỹ thuật máy tính mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng và phong phú. Dưới đây là một số công việc phổ biến của ngành mà bạn có thể tham khảo:

  • Lập trình viên/Kỹ sư phần mềm: Chịu trách nhiệm viết, kiểm thử, duy trì mã lập trình cho các ứng dụng phần mềm.
  • Kỹ sư hệ thống: Thiết kế, xây dựng và duy trì các hệ thống phần cứng và phần mềm, bao gồm các hệ thống máy tính, mạng và dữ liệu.
  • Nhà phân tích dữ liệu/Khoa học dữ liệu: Sử dụng kỹ năng lập trình và thống kê để thu thập, phân tích và diễn giải dữ liệu lớn.
  • Chuyên gia trí tuệ nhân tạo/ Học máy: Tập trung vào phát triển và tinh chỉnh các mô hình trí tuệ nhân tạo và học máy.
  • Chuyên gia bảo mật thông tin: Tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu và thông tin của tổ chức khỏi các mối đe dọa và vi phạm.
  • Kiến trúc sư phần mềm: Thiết kế các hệ thống phần mềm lớn và phức tạp, định rõ cách các phần của hệ thống phần mềm tương tác với nhau.
  • Nhà phân tích hệ thống: Làm việc với các doanh nghiệp để phân tích cách họ hoạt động và cách công nghệ có thể giúp họ hoạt động hiệu quả hơn.
  • Kỹ sư DevOps: Làm việc để nâng cao sự hợp tác giữa các nhóm phát triển và vận hành trong một tổ chức để cải thiện quy trình phát triển giữa phần mềm và đảm bảo ổn định.
  • Nhà thiết kế giao diện người dùng/trải nghiệm người dùng (UI/UX): Tập trung vào việc thiết kế giao diện và trải nghiệm của người dùng cho các ứng dụng và trang web.

Công nghệ luôn phát triển và thay đổi, ngành khoa học và kỹ thuật máy tính không phải là ngoại lệ. Bởi vậy, bạn sẽ có nhiều cơ hội để tiếp tục học hỏi và phát triển trong ngành này.

Mức lương ngành khoa học và kỹ thuật máy tính tại Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ, kinh nghiệm, năng lực và trị trí làm việc của bạn.

Theo thống kê từ Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực, mức lương trung bình của ngành này tại Việt Nam dao động từ 8 – 10 triệu đồng cho sinh viên mới ra trường và có thể lên hơn 50 triệu đồng/tháng với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và năng lực cao.

8. Thách thức và khó khăn của ngành

Ngành khoa học và kỹ thuật máy tính cũng giống như bất kỳ lĩnh vực nào khác, ngành cũng có những thách thức và khó khăn riêng.

  • Công nghệ đang thay đổi và phát triển nhanh chóng. Điều này có nghĩa là bạn cần phải tiếp tục học hỏi và cập nhật kiến thức và điều này có thể gây ra áp lực.
  • Việc giải quyết các vấn đề và khó khăn kỹ thuật trong lĩnh vực này có thể đòi hỏi nhiều thời gian và kiên nhẫn.
  • Dự án công nghệ thường có thời gian chặt chẽ và việc giữ cho dự án hoàn thành kết quả đúng hẹn có thể tạo ra áp lực.
  • Các chuyên gia trong ngành này thường phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, từ việc viết mã, kiểm tra phần mềm, giải quyết sự cố và liên lạc với khách hàng hoặc người dùng.
  • Với sự gia tăng của dữ liệu kỹ thuật số, việc đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
  • Việc cung cấp giải pháp công nghệ hiệu quả cả về mặt kinh tế và chất lượng là một thách thức lớn. Đôi khi, các quyết định về giải pháp kỹ thuật có thể bị ảnh hưởng bởi hạn mức ngân sách của dự án.
  • Ngành công nghệ thông tin thường đối mặt với vấn đề thiếu hụt nhân lực, đặc biệt là trong các lĩnh vực chuyên sâu như an ninh mạng hoặc trí tuệ nhân tạo.

9. Tương lai của ngành khoa học và kỹ thuật máy tính

Ngành khoa học và kỹ thuật máy tính đang và sẽ tiếp tục chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong tương lai.

  • AI và học máy đang tạo ra cuộc cách mạng trong cách chúng ta xử lý dữ liệu và ra quyết định. Từ xe tự lái đến các hệ thống khuyến nghị cá nhân hóa, sự phát triển trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng cường khả năng của máy tính.
  • Dữ liệu lớn vẫn sẽ là một xu hướng chính trong tương lai với nhu cầu tăng lên về khả năng thu thập, lưu trữ, phân tích và hiểu biết về dữ liệu lớn.
  • Thay vì phụ thuộc vào trung tâm dữ liệu tập trung, edge computing đưa ra quyết định về xử lý dữ liệu ngay tại điểm cuối, giảm độ trễ và tăng cường hiệu suất.
  • Blockchain đã và sẽ tiếp tục cách mạng hóa nhiều ngành, từ tài chính đến chuỗi cung ứng và có thể tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mới.
  • Với mức độ tăng lên của các cuộc tấn công mạng, bảo mật cyber ngày càng trở nên quan trọng hơn, đồng nghĩa với nhu cầu ngày càng tăng lên cho các chuyên gia trong lĩnh vực này.
  • Các thiết bị kết nối internet ngày càng nhiều, từ máy lạnh thông minh đến xe tự lái, tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới trong việc thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu.
  • Máy tính lượng tử vẫn đang ở giai đoạn phát triển sớm, nhưng tiềm năng của chúng để xử lý các vấn đề phức tạp ở một tốc độ chưa từng có là một trường hợp đáng chú ý để theo dõi.

Bất kể những thách thức nào mà ngành này đang phải đối mặt, tương lai của ngành khoa học và kỹ thuật máy tính vẫn hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ và tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội mới cho những người theo đuổi.

Không thể phủ nhận rằng ngành khoa học và kỹ thuật máy tính đã và đang tiếp tục mở ra cánh cửa cho những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội.

Mặc dù ngành này không phải lúc nào cũng dễ dàng và đầy thách thức nhưng với tầm quan trọng và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của nó, ngành khoa học và kỹ thuật máy tính chắc chắn sẽ tiếp tục là một lựa chọn hấp dẫn cho những người yêu thích công nghệ và muốn góp phần tạo ra sự khác biệt trong thế giới số hóa ngày nay.

Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.