Đô thị học là ngành học thuộc lĩnh vực nghiên cứu đời sống, văn hóa đô thị, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các đô thị hiện nay.
Cùng TrangEdu tìm hiểu ngay thông tin tuyển sinh ngành Đô thị học trong năm nay nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Đô thị học là gì?
Đô thị học là một ngành học trong lĩnh vực xã hội học và kinh tế, nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến phát triển và quản lý thành phố.
Sinh viên ngành Đô thị học sẽ được học về các vấn đề như phát triển đô thị bền vững, quản lý tài nguyên, giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế,…
Cử nhân Đô thị học được đào tạo có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn và rèn luyện kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về đô thị học cũng như khả năng tư duy về khoa học, năng động sáng tạo, khả năng tự học tập và nghiên cứu để nâng cao trình độ cũng như ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng.
Ngoài ra cần phải rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực phát triển đô thị bền vững, quản lý và quy hoạch đô thị và các dự án đô thị.
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Đô thị học
Có những trường nào đào tạo ngành Đô thị học?
TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Đô thị học cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.
Các trường tuyển sinh ngành Đô thị học năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn ngành Đô thị học |
1 | Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM | 21 – 23.9 |
3. Các khối thi ngành Đô thị học
Thi ngành Đô thị học theo khối nào?
Để đăng ký xét tuyển vào một trong 2 trường phía trên, các bạn có thể sử dụng một trong các tổ hợp xét tuyển sau đây tùy trường:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn)
- Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối D14 (Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- Khối V00 (Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật)
4. Chương trình đào tạo ngành Đô thị học
Ngành Đô thị học sẽ được học những môn gì?
Theo học ngành Đô thị học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHCM, sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình học như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
1. Lý luận chính trị |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2. Khoa học xã hội – Nhân văn – Nghệ thuật |
Học phần bắt buộc: |
Lịch sử văn minh thế giới |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Pháp luật đại cương |
Logic học đại cương |
Xã hội học đại cương |
Kinh tế học đại cương |
Học phần tự chọn: |
Tâm lý học đại cương |
Nhân học đại cương |
Tôn giáo dục đại cương |
Chính trị học đại cương |
Thực hành văn bản tiếng Việt |
Tiến trình lịch sử Việt Nam |
Mỹ học đại cương |
3. Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường |
Xác suất thống kê |
Môi trường và phát triển |
Sinh hoạt động hướng đầu hóa |
II. KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH |
Phương pháp nghiên cứu đô thị ứng dụng |
Đồ họa kiến trúc đại cương |
Mỹ thuật đô thị |
Đô thị học đại cương |
Kỹ năng xử lý và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu đô thị |
III. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH |
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị |
Dân số học đô thị |
Đánh giá kinh tế tài chính dự án đầu tư |
Hệ thống thông tin địa lý GIS |
Kiến trúc đại cương |
Kinh tế học đô thị |
Nhà ở và quản lý nhà ở |
Quản lý đất đô thị |
Quản lý môi trường đô thị |
Thiết kế đô thị |
Thiết kế và quản lý dự án xây dựng |
Xã hội học đô thị |
Lịch sử đô thị Việt Nam |
Các lý thuyết phân tích xã hội |
Quản lý dự án đại cương |
Dự án phát triển cộng đồng |
Quản lý nhà nước về đô thị |
Cộng đồng và không gian công cộng |
Luật và đánh giá chính sách đô thị |
Lý thuyết và thực hành quy hoạch đô thị |
Đánh giá tác động kinh tế – xã hội và môi trường dự án |
Nhân học đô thị ứng dụng |
IV. KIẾN THỨC BỔ TRỢ, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP |
Học phần tự chọn: |
Bảo tồn di sản không gian kiến trúc đô thị |
Truyền thông đại chúng đô thị |
Kỹ năng quản lý và lãnh đạo |
Kỹ năng đàm phán và thương thuyết |
Kỹ thuật xử lý chất thải đô thị |
Dịch vụ công đô thị |
Xã hội học quản lý |
Nghèo đô thị |
Thị trường bất động sản |
Môi trường văn hóa đô thị |
Kỹ năng hội nhập |
Nghệ thuật nói trước công chúng |
Xu hướng phát triển đô thị |
Ứng dụng AutoCAD trong thiết kế |
Khóa luận tốt nghiệp |
V. KIẾN TẬP, THỰC TẬP |
Thực tập tốt nghiệp |
Kiến tập 1 |
Kiến tập 2 |
Kiến tập 3 |
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên ngành đô thị học có thể làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến quản lý, phát triển và giải quyết các vấn đề của thành phố, bao gồm: quản lý đô thị, phát triển bất động sản, quản lý tài nguyên, quản lý giao thông, quản lý môi trường…
Các cơ hội việc làm có thể tìm thấy tại các tổ chức, công ty và tổ chức quản lý đô thị, bất động sản, và các cơ quan chính phủ.
6. Mức lương ngành đô thị học
Mức lương của ngành Đô thị học tùy thuộc vào chức danh, kinh nghiệm, nơi làm việc và nhiều yếu tố khác. Theo thống kê, mức lương trung bình cho một chuyên gia Đô thị học tại Việt Nam khoảng 8 – 15 triệu đồng một tháng.
7. Các phẩm chất cần có
Sinh viên ngành Đô thị học cần có:
- Có niềm đam mê với việc tìm hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan đến thành phố, đô thị và sinh thái.
- Kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin cần thiết.
- Tính cách tò mò và sáng tạo.
- Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp tốt.