Ngành Kiến trúc nội thất (Mã ngành: 7580103)

4338

Các công việc trang trí không gian nội thất của một công trình đòi hỏi sự sáng tạo của các kiến trúc sư kiến trúc nội thất.

Nếu bạn đang có mối quan tâm tới ngành học này thì hãy tham khảo ngay các nội dung trong bài viết về ngành Kiến trúc nội thất dưới đây nhé.

nganh kien truc noi that

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Kiến trúc nội thất là gì?

Kiến trúc nội thất (Tiếng Anh là Interior architecture) là một ngành nghề liên quan đến thiết kế và tạo ra môi trường sống, làm việc và giải trí trong một công trình xây dựng. Ngành học này bao gồm việc xác định các chức năng, phong cách, vật liệu và màu sắc cho các phòng trong một tòa nhà hoặc không gian công cộng.

Công việc của các kiến trúc sư nội thất xây dựng thiên về phương án bố trí và trang trí nội thất.

Học Kiến trúc nội thất học được gì?

Sinh viên ngành Kiến trúc nội thất sẽ được đào tạo các kỹ năng và kiến thức sau:

  • Kinh nghiệm tư vấn và thiết kế: Khả năng phân tích cấu tạo kiến trúc của các bộ phận công trình để chuẩn bị cho các bước thiết kế công trình kiến trúc nội thất.
  • Khả năng tổ chức, quản lý và giám sát thi công, đề xuất các biện pháp thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công nội thất công trình, quản lý nhân sự, chi phí để đảm bảo chất lượng và hoàn thành tiến độ đã đề ra.
  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề trong tư vấn thiết kế, giám sát, quản lý thi công công trình nội thất.

Ngành Thiết kế nội thất đặc biệt phù hợp với những bạn yêu thích thiết kế nội ngoại thất công trình và có năng khiếu hội họa, có con mắt thẩm mỹ.

2. Các trường đào tạo ngành Kiến trúc nội thất

Có thể học ngành Kiến trúc nội thất ở những trường nào?

Các trường tuyển sinh ngành Kiến trúc nội thất năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn ngành Kiến trúc nội thất
1Trường Đại học Xây dựng Hà Nội21.53
2 Trường Đại học Xây dựng Miền Trung15
3Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Phân hiệu Đà Nẵng
4Trường Đại học Duy Tân
5Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM24.2

3. Các khối thi ngành kiến trúc nội thất

Các bạn có thể sử dụng các tổ hợp xét tuyển sau để đăng ký xét tuyển ngành Kiến trúc nội thất:

  • Khối V00 (Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật)
  • Khối V01 (Toán, Văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật)
  • Khối V02 (Vẽ mỹ thuật, Toán, Tiếng Anh)
  • Khối V03 (Vẽ mỹ thuật, Toán, Hóa)
  • Khối V04
  • Khối V05 (Văn, Vật lí, Vẽ mỹ thuật)
  • Khối V06 (Toán, Địa lí, Vẽ mỹ thuật)
  • Khối M02 (Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2)
  • Khối M04 (Toán, KHTN, Năng khiếu)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)

Để biết rõ các trường xét tuyển ngành Kiến trúc nội thất theo khối nào, các bạn hãy tham khảo chi tiết trong thông tin tuyển sinh của từng trường bằng cách ấn vào tên trường trong phần “Các trường đào tạo ngành Kiến trúc nội thất” phía trên nhé.

4. Chương trình đào tạo ngành Kiến trúc nội thất

Để các bạn có thể hình dung rõ hơn về các môn học ngành Kiến trúc nội thất cũng như tìm hiểu xem ngành Kiến trúc nội thất học những gì, hãy cùng mình tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Kiến trúc nội thất của trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

Chi tiết chương trình học như sau:

HỌC KỲ 1
Giáo dục Quốc phòng – An ninh 1, 2, 3 , 4
Giới thiệu chuyên ngành Kiến trúc nội thất
Xác xuất thống kê kỹ thuật
Tiếng Anh cơ bản 1
Hình họa và Vẽ kỹ thuật
Mỹ thuật cơ sở 1
Cơ sở thiết kế
Diễn họa trình bày 1
Lịch sử nghệ thuật
HỌC KỲ 2
Giáo dục thể chất 1
Công nghệ thông tin cơ bản
Tiếng Anh cơ bản 2
Hình họa trong kiến trúc
Lịch sử kiến trúc
Mỹ thuật cơ sở 2
Cơ sở thiết kế kiến trúc nội thất
Diễn họa trình bày 2
HỌC KỲ 3
Đại số tuyến tính
Triết học Mác – Lênin
Thiết kế kiến trúc 1
Lịch sử kiến trúc 2
Đồ án kiến trúc 1
Vật liệu trong kiến trúc
Thiết kế kiến trúc 2
Đồ án kiến trúc 2
Tiếng Anh TOEIC 1
HỌC KỲ 4
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Sinh thái môi trường
Pháp luật đại cương
Kiến trúc và con người
Cấu tạo kiến trúc, xây lắp và hoàn thiện
Thiết kế kiến trúc 3
Đồ án kiến trúc 3
Tiếng Anh TOEIC 2
HỌC KỲ 5
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Kỹ thuật kết cấu cơ bản
Kết cấu công trình
Hệ thống kiểm soát môi trường 1
Tự chọn (Địa lí, Công thái học)
Thiết kế kiến trúc 4
Đồ án kiến trúc 4
Giáo dục thể chất 2
HỌC KỲ 6
Đánh giá tài chính dự án
Luật, quy định và Ứng xử nghề nghiệp
Kỹ năng thuyết trình kiến trúc
Hệ thống kỹ thuật và vỏ bao che công trình
Hệ thống kiểm soát môi trường 2
Thực tập tham quan
Thiết kế kiến trúc 5
Đồ án kiến trúc 5
Giáo dục thể chất 3
HỌC KỲ 7
Quản lý dự án và hợp đồng
Xã hội học
Lịch sử nội thất
Kiến trúc và xu hướng phát triển
Diễn họa trình bày trong kiến trúc nội thất
Chuyên đề nội thất
Thiết kế nội thất
Đồ án Nội thất
HỌC KỲ 8
Thực tập tốt nghiẹp
Đồ án tốt nghiệp

5. Cơ hội việc làm và mức lương sau tốt nghiệp

Cơ hội việc làm trong ngành kiến trúc nội thất khá tốt, bao gồm:

  • Thiết kế viên kiến trúc nội thất: Thiết kế và tư vấn cho các dự án kiến trúc nội thất.
  • Chuyên gia tư vấn nội thất: Tư vấn về sản phẩm và dịch vụ nội thất cho khách hàng.
  • Nhà thiết kế nội thất: Thiết kế và sản xuất các sản phẩm nội thất cho các dự án.
  • Chuyên viên quản lý dự án: Quản lý quá trình thi công các dự án kiến trúc nội thất.
  • Giám đốc kinh doanh nội thất: Quản lý và phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc nội thất.

6. Mức lương ngành kiến trúc nội thất

Mức lương trong ngành kiến trúc nội thất tại Việt Nam có thể khác nhau tùy vào nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm, chức vụ, địa điểm và công ty

Dưới đây là một số mức lương tiêu chuẩn cho một số vị trí trong ngành:

  • Thiết kế viên kiến trúc nội thất: 7-12 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên gia tư vấn nội thất: 8-15 triệu đồng/tháng.
  • Nhà thiết kế nội thất: 10-20 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên quản lý dự án: 10-20 triệu đồng/tháng.
  • Giám đốc kinh doanh nội thất: 20 triệu đồng trở lên/tháng.

Lưu ý: Mức lương trên chỉ là tham khảo và có thể thay đổi bởi nhiều yếu tố khác nhau.

7. Các phẩm chất cần có

Để học ngành kiến trúc nội thất, các phẩm chất sau đây cần có:

  • Khả năng sáng tạo: Khả năng tư duy sáng tạo và tạo ra những ý tưởng mới để thiết kế các không gian.
  • Có tinh thần trách nhiệm: Năng lực quản lý thời gian và tài nguyên cần thiết để hoàn thành các dự án.
  • Sở hữu các kỹ năng mềm: Năng lực giao tiếp và hợp tác với những người khác trong nhóm để hoàn thành các dự án.
  • Có khả năng quan sát tốt: Khả năng quan sát và chú ý đến các chi tiết nhỏ cần thiết để hoàn thành một dự án tốt.
  • Có kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế: Năng lực sử dụng các phần mềm thiết kế như AutoCAD, SketchUp, vv. để thiết kế và trình bày dự án.
  • Có tính cẩn thận: Khả năng suy nghĩ kỹ và tính toán các yếu tố cần thiết để hoàn thành dự án một cách tốt nhất.
  • Có sự quan tâm đến môi trường và xã hội: Nhận thức về các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường cần phải được đặt lên hàng đầu.
Xin chào, mình là Admin giấu tên phụ trách mục Hướng nghiệp trên TrangEdu.com. Với hơn 3 năm cộng tác, làm việc tại một số trường đại học khu vực Hà Nội và 2 năm làm việc tại bộ phận tuyển dụng của một công ty lớn, hi vọng có thể cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan về các ngành nghề và tư vấn hướng nghiệp phù hợp nhất.