Ngành Kinh tế chính trị (Mã ngành: 7310102)

8297

Ngành Kinh tế chính trị là gì? Ngành này học những gì và sau khi ra trường có những cơ hội việc làm ra sao?

Nếu đó là toàn bộ những điều bạn quan tâm về ngành học này thì đây chính là bài viết dành cho bạn!

nganh kinh te chinh tri

1. Giới thiệu chung về ngành Kinh tế chính trị

Ngành Kinh tế chính trị là gì?

Ngành Kinh tế chính trị (tiếng Anh là Political Economy) là một ngành học chuyên sâu về các vấn đề kinh tế và chính trị. Học sinh sẽ được học về các nguyên tắc và phương pháp để đánh giá và quản lý các hoạt động kinh tế và chính trị.

Các chuyên ngành bao gồm tài chính, kinh tế thị trường, quản lý kinh tế, và tài chính quốc gia. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tìm thấy các công việc liên quan đến phân tích kinh tế và chính trị, quản lý tài chính, hoặc làm việc cho các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc hoặc các tổ chức kinh tế quốc tế khác.

Các bạn lựa chọn ngành học này sẽ có nhiều hướng đi riêng nhưng thường rẽ 2 nhánh chính là giảng viên đào tạo về kinh tế chính trị cùng các bộ môn khác liên quan tại đại học, hướng còn lại chính là làm kinh tế.

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế chính trị đào tạo cử nhân kinh tế với các kỹ năng về giảng dạy kinh tế chính trị, ngoài ra còn giúp sinh viên nâng cao các kiến thức, nghiệp vụ trong việc phân tích, xây dựng kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động kinh tế, độc lập trong nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế xã hội hiện nay.

2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kinh tế chính trị

Nên học ngành Kinh tế chính trị học ở những trường nào?

Hiện nay chỉ có 2 trường đại học, học viện trên toàn quốc tuyển sinh và đào tạo ngành học này. Ngoài ra còn có 2 trường đào tạo dưới dạng chuyên ngành.

Các trường đào tạo ngành Kinh tế chính trị năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn 2023
1Học viện Báo chí và Tuyên truyền24.6 – 25.6
2Trường Đại học Kinh tế Huế17
3Trường Đại học Kinh tế TPHCM22.5
4Trường Đại học Ngoại thương26.4 – 26.9

3. Các khối thi ngành Kinh tế chính trị

Với 2 trường đại học trên, các bạn có những sự lựa chọn khối xét tuyển ngành Kinh tế chính trị như sau:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối A16 (Văn, Toán, KHTN)
  • Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
  • Khối D01 (Toán, Anh, Văn)

4. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế chính trị

Ngành Kinh tế chính trị học những môn gì?

Để trả lời những câu hỏi trên mình nghĩ các bạn nên tham khảo luôn khung chương trình đào tạo ngành Kinh tế chính trị của trường Đại học Kinh tế Huế dưới đây.

Chi tiết chương trình học như dưới đây:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Pháp luật đại cương
Địa lý kinh tế
Khoa học môi trường
Quản lý nhà nước về kinh tế
Tâm lý học đại cương
Xã hội học đại cương
Tiếng Anh cơ bản 1, 2, 3
Tin học ứng dụng
Toán ứng dụng trong kinh tế
Lý thuyết xác suất và thống kê toán
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng an ninh
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức khối ngành
Kinh tế vi mô 1
Kinh tế vĩ mô 1
Nguyên lý kế toán
Quản trị học
Tài chính – tiền tệ 1
2. Kiến thức ngành/chuyên ngành
Lịch sử các học thuyết kinh tế 1, 2
Chính trị học
Phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị
Lịch sử kinh tế quốc dân
Địa chính trị thế giới
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Dự báo phát triển kinh tế – xã hội
Kinh tế phát triển
Kinh tế quốc tế
Học thuyết kinh tế của Các Mác
Học thuyết kinh tế của Lênin
Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh
Kinh tế chính trị Việt Nam
Sở hữu và các thành phần kinh tế
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Kinh tế đối ngoại Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở VN
Kinh tế chính trị về các nền kinh tế chuyển đổi
Chủ nghĩa tư bản hiện đại
Phân phối thu nhập ở Việt Nam
Kinh tế tri thức
Kinh tế nông thôn
Nguyên lý thống kê kinh tế
Thị trường chứng khoán
3. Kiến thức bổ trợ
Lịch sử văn minh thế giới
An sinh xã hội ở Việt Nam
Nợ công và khủng hoảng kinh tế trong nền kinh tế thị trường
Marketing căn bản
Luật kinh tế
Kinh tế môi trường
Kinh tế lượng
4. Thực tập nghề nghiệp
5. Thực tập cuối khóa
Khóa luận cuối khóa
Chuyên đề tổng hợp
Chuyên đề thực tập cuối khóa

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Ngành kinh tế chính trị cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Một số vị trí phổ biến bao gồm:

  • Phân tích kinh tế và chính trị: Phân tích các vấn đề kinh tế và chính trị và đưa ra các giải pháp cho các tổ chức.
  • Quản lý tài chính: Quản lý và phân bổ tài sản cho các tổ chức.
  • Nghiên cứu kinh tế: Thực hiện nghiên cứu về các vấn đề kinh tế và chính trị và cập nhật các xu hướng mới.
  • Tư vấn kinh tế và chính trị: Tư vấn các tổ chức về các vấn đề kinh tế và chính trị.
  • Làm việc cho các tổ chức quốc tế: Làm việc cho các tổ chức kinh tế quốc tế như Liên Hợp Quốc hoặc các tổ chức khác.

6. Mức lương ngành Kinh tế Chính trị

Mức lương ngành kinh tế chính trị có thể khác nhau tùy vào công việc, cấp bậc, trình độ và kinh nghiệm của từng người. Mức lương cho người học trong ngành kinh tế chính trị thường tầm trung từ 7 triệu đến 20 triệu đồng một tháng, tùy vào công ty và vị trí làm việc.

7. Các phẩm chất cần có

Để học ngành kinh tế chính trị, cần có các phẩm chất sau:

  • Sự quan tâm đến lĩnh vực kinh tế và chính trị: Cần có sự quan tâm và niềm đam mê với lĩnh vực kinh tế và chính trị để có thể học tập và làm việc tốt trong ngành này.
  • Khả năng tổng hợp và phân tích thông tin: Người học ngành kinh tế chính trị cần có khả năng tổng hợp và phân tích thông tin để có thể hiểu và đánh giá các xu hướng và quy trình kinh tế chính trị.
  • Kỹ năng giao tiếp: Cần có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể giao tiếp với các đối tác, cộng tác viên và các cấp quản lý.
  • Khả năng làm việc nhóm: Người học ngành kinh tế chính trị cần có khả năng làm việc nhóm để có thể hợp tác với các đồng nghiệp trong công việc.
  • Tinh thần trách nhiệm: Cần có tinh thần trách nhiệm và nỗ lực để hoàn thành công việc tốt và đạt được kết quả tốt.

Trên đây là toàn bộ thông tin tổng hợp về ngành Kinh tế Chính trị. Chúc các bạn có những sự lựa chọn ngành nghề và trường học tốt nhất, đúng đắn và phù hợp nhất.

Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.