Ngành Thanh nhạc (Mã ngành: 7210205)

3817

Thanh nhạc là ngành học giúp trau dồi giọng hát và khả năng biểu diễn trên sân khấu. Rất phù hợp với những bạn có năng khiếu âm nhạc và có mong muốn trở thành một nghệ sĩ biểu diễn sau này.

Vậy ngành Thanh nhạc là gì? Ngành Thanh nhạc sẽ học gì? Hãy cùng TrangEdu tìm hiểu nhé.

nganh thanh nhac

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Thanh nhạc là gì?

Thanh nhạc (Vocal music) là ngành học liên quan đến việc sáng tác, trình diễn và quản lý âm nhạc. Những người theo học ngành thanh nhạc có thể sáng tác các bài hát, nhạc phim, sử dụng nhạc cụ và các dạng âm nhạc khác hoặc trình diễn, quản lý các nghệ sĩ, ban nhạc.

Nếu bạn có năng khiếu về thanh nhạc thì đây chính là một trong những lựa chọn hàng đầu dành cho bạn đó.

Người học ngành Thanh nhạc sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành như Lịch sử Âm nhạc, Lịch sử nghệ thuật thanh nhạc, Phân tích âm nhạc, Ký xướng âm, Thanh nhạc, Piano, Hợp xướng, Âm nhạc truyền thống, Kỹ thuật hòa tấu, Hòa âm, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nghệ thuật học, Kỹ thuật diễn viên, Kỹ thuật đệm đàn, Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Cơ sở văn hóa…

Ngành Thanh nhạc có mã ngành là 7210205.

2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Thanh nhạc

Nên lựa chọn học ngành Thanh nhạc ở trường nào?

Dưới đây là TrangEdu cung cấp danh sách các trường đào tạo ngành Thanh nhạc để bạn lựa chọn.

Các trường tuyển sinh ngành Thanh nhạc năm 2023 và điểm chuẩn như sau:

TTTên ngànhĐiểm chuẩn 2022
1Học viện Âm nhạc Quốc gia
2Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương38
3Trường Đại học Thăng Long
4Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa15
5Học viện Âm nhạc Huế
6Trường Đại học Văn Hiến
7Trường Đại học Sài Gòn23.25
8Trường Đại học Nguyễn Tất Thành15
9Trường Đại học Văn Lang18
10Trường Đại học Công nghệ TPHCM17

Điểm chuẩn ngành Thanh nhạc năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 28.5 (thang điểm 30).

3. Các khối xét tuyển ngành Thanh nhạc

Có thi tuyển ngành Thanh nhạc theo các khối nào?

Danh sách các khối thi ngành Thanh nhạc như sau:

  • Khối N00 (Văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2)
  • Khối N02 (Văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ)
  • Khối N01 (Văn, Hát xướng âm, Biểu diễn nghệ thuật)

4. Chương trình đào tạo ngành Thanh nhạc

Sinh viên ngành Thanh nhạc sẽ được học những gì? Cùng mình tham khảo chương trình đào tạo ngành Thanh nhạc của trường Đại học Văn Lang nhé.

Chi tiết chương trình học như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Lý luận chính trị
Những Nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Khoa học xã hội
Pháp luật đại cương
Luật bản quyền
Tâm lý học đại cương
Nhân văn – Nghệ thuật
Mỹ học đại cương
Ngoại ngữ
Anh văn 1, 2, 3, 4, 5
Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường
Môi trường và con người
Tin học căn bản
Giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng
Giáo dục quốc phòng
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức cơ sở
Lịch sử Âm nhạc phương Tây
Lịch sử Âm nhạc phương Đông
Lịch sử nghệ thuật Thanh nhạc
2. Kiến thức ngành chính
Học phần bắt buộc
Phân tích âm nhạc 1, 2
Ký xướng âm 1, 2, 3
Thanh nhạc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
Piano phổ thông 1, 2
Hợp xướng 1, 2
Học phần tự chọn
Âm nhạc truyền thống Việt Nam
Kỹ thuật hóa tấu
Hòa âm
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Nghệ thuật học
Kỹ thuật diễn viên
Kỹ năng đệm đàn
Tiếng Ý, Đức, Pháp chuyên ngành
Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam
3. Kiến thức bổ trợ tự do
(Sinh viên chọn 14 tín chỉ từ các học phần dưới đây)
Lịch sử tư tưởng triết học phương Đông và Việt Nam
Lịch sử Âm nhạc Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Lịch sử văn minh thế giới
Giáo dục học đại cương
Tôn giáo và nghệ thuật
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp – Ứng xử sư phạm
Phương pháp sư phạm Thanh nhạc
4. Thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận
Thực tập nghề nghiệp 1, 2, 3
Biểu diễn (Hướng xướng 1)
Biểu diễn (Hướng xướng 2)
Thi tốt nghiệp

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Ngành Thanh nhạc là một ngành liên quan đến việc sản xuất, tạo ra và biểu diễn các tác phẩm âm nhạc. Cơ hội việc làm ngành thanh nhạc bao gồm các vị trí như: nhạc sĩ, ca sĩ, trình diễn, nhà sáng tác, biên tập viên âm nhạc, quản lý nghệ sĩ, giám đốc nhà sản xuất âm nhạc, chuyên viên quảng cáo âm nhạc và nhiều vị trí khác.

Tuy nhiên, cơ hội việc làm ngành thanh nhạc có thể khó khăn và cạnh tranh do số lượng các nghệ sĩ và nhà sáng tác mới luôn tăng lên.

6. Phẩm chất cần có

Không phải ai cũng có thể theo đuổi ngành Âm nhạc, hãy lựa chọn sao cho phù hợp nhất với khả năng của bản thân mình.

Để theo học ngành Thanh nhạc, bạn cần đảm bảo mình có ít nhất là một vài phẩm chất dưới đây:

  • Niềm đam mê với âm nhạc, đây cũng chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định bạn có thành công với lựa chọn của bản thân mình hay không.
  • Có khả năng hát: Không phải hát hay nhưng bạn cần phải có ít nhiều khả năng hát bởi đây là cơ sở quan trọng của ngành học này.
  • Có tư duy về âm nhạc và có khả năng xây dựng tính cách âm nhạc riêng
  • Biết lắng nghe và cảm thụ âm nhạc
  • Chăm chỉ, có khả năng tự học tốt
Xin chào, mình là Admin giấu tên phụ trách mục Hướng nghiệp trên TrangEdu.com. Với hơn 3 năm cộng tác, làm việc tại một số trường đại học khu vực Hà Nội và 2 năm làm việc tại bộ phận tuyển dụng của một công ty lớn, hi vọng có thể cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan về các ngành nghề và tư vấn hướng nghiệp phù hợp nhất.