Mỗi người chúng ta sinh ra sẽ có những hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau. Từ những người sinh ra ở vạch đích, sát vạch đích, quá vạch đích cho tới những người sinh ra với gia cảnh bình thường. Chắc hẳn rơi vào trường hợp này chúng ta nên tự cảm thấy may mắn bởi ngoài kia còn hàng triệu người từ lúc lọt lòng đã phải chịu cảnh khổ cực, phải lo cơm ăn, áo mặc từ bé tí, chưa kể tới những người đã nghèo còn bệnh tật. Họ thực sự cần được cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ.
Chính vì vậy, ngành Công tác xã hội ra đời như một lẽ tất yếu với sứ mệnh chăm sóc, giúp đỡ và hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Hãy cùng mình tìm hiểu về ngành học này nếu như bạn thật sự quan tâm nhé.


Giới thiệu chung về ngành
Công tác xã hội là gì?
Công tác xã hội bao gồm những công việc phi lợi nhuận giúp chăm sóc, hỗ trợ và giúp đỡ những người không được may mắn, phải chịu những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt, giúp cuộc sống của họ trở nên dễ dàng và tốt đẹp hơn.
Những đối tượng mà người làm công tác xã hội hướng tới bao gồm những người nghèo, người khuyết tật, mắc bệnh nan y, nạn nhân của tai nạn lao động, thảm họa, thiên tai… nói chung là những người mất hoặc không có khả năng tự bảo vệ hay chăm sóc bản thân.
Bên cạnh đó, công tác xã hội còn bao gồm những hoạt động xã hội như tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, công tác trong trường học…
Hiện các tổ chức công tác xã hội đang hiện diện trên khắp nơi trên thế giới và nếu không xét về những mặt tiêu cực thì đây là những tổ chức mang ý nghĩa cao đẹp thực sự.
Các trường đào tạo ngành Công tác xã hội
Hiện nay có nhiều trường đào tạo ngành công tác xã hội và mình đã tổng hợp toàn bộ những thông tin về các trường này, các bạn có thể tham khảo ngay phía dưới hoặc click vào tên trường để xem thông tin tuyển sinh chi tiết nhé.
Các trường có ngành Công tác xã hội như sau:
- Khu vực miền Bắc
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội | 18 – 26 |
Đại học Sư phạm Hà Nội | 16.05 – 16.25 |
Đại học Thủ đô Hà Nội | 18 |
Đại học Thăng Long | 20 |
Học viện Phụ nữ Việt Nam | 14 |
Đại học Hòa Bình | 15 |
Đại học Tân Trào | 15 |
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam | 14 |
Đại học Y tế công cộng | 14 |
Đại học Lao động – Xã hội | 15 |
Đại học Công đoàn | 15 |
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam | 15 |
Đại học Hải Phòng | 14 |
Đại học Hùng Vương | 15 |
Đại học Khoa học Thái Nguyên | 15 |
- Khu vực miền Trung
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Sư phạm Đà Nẵng | 15 |
Đại học Đà Lạt | 15 |
Đại học Hồng Đức (ngành Xã hội học) | 15 |
Đại học Vinh | 15 |
Đại học Khoa học Huế | 16 |
Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa | 14 |
- Khu vực miền Nam
Tên trường | Điểm chuẩn 2020 |
Đại học Tôn Đức Thắng | 24 |
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM | 22 – 22.8 |
Đại học Sư phạm TPHCM | 20.25 |
Đại học Văn Lang | 16 |
Đại học Mở TPHCM | 16 |
Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long | 15 |
Đại học Đồng Tháp | 15 |
Đại học Trà Vinh | 15 |
Đại học Thủ Dầu Một | 15 |
Đại học Cửu Long | 15 |
Đại học Văn Hiến | 15.5 |
Các khối thi ngành Công tác xã hội
Các bạn có thể sử dụng các tổ hợp xét tuyển sau để xét vào ngành Công tác xã hội nhé.
Khối C00 (Văn, Sử, Địa) |
Khối D01 (Văn, Toán, Anh) |
Khối A00 (Toán, Lý, Hóa) |
Khối A01 (Toán, Lý, Anh) |
Khối D14 (Văn, Sử, Anh) |
Khối D15 (Văn, Địa, Tiếng Anh) |
Khối D66 (Văn, GDCD, Anh) |
Khối D78 (Văn, KHXH, Anh) |
Khối C19 (Văn, Sử, GDCD) |
Khối C20 (Văn, Địa, GDCD) |
Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội
Mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội của Học viện Phụ nữ Việt Nam:
Danh sách môn học/học phần |
|
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Những người làm công tác xã hội chính là những người sẽ thay đổi hoàn cảnh sống cho nhiều người. Bên cạnh đó, họ còn mang nhiệm vụ xây dựng và phát triển cộng đồng.
Công việc ngành Công tác xã hội bạn có thể tham khảo như:
- Cán bộ phát triển cộng đồng
Làm việc trong các dự án phát triển cộng đồng của cơ quan phát triển xã hội thuộc Nhà nước như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Lao động thương binh và xã hội, các trung tâm nghiên cứu và đào tạo, các tổ chức phi chính phủ, quốc tế…
Công việc ngành Công tác xã hội như sau:
+ Lên kế hoạch hoạt động theo quý
+ Thực hiện theo dõi tiến độ và giám sát chất lượng các hoạt động
+ Hỗ trợ đối tác phát triển hoạt động
+ Theo dõi chi tiêu và cân đối ngân sách
+ Dịch thuật các tài liệu và gửi tới cơ quan đối tác
+ Trao đổi thông tin và tiến độ dự án với đối tác
+ Tổ chức đào tạo và hỗ trợ đào tạo
+ Tổ chức các hoạt động truyền thông
- Nhân viên các tổ chức xã hội
Nơi làm việc: Các trung tâm hỗ trợ đối tượng yếu thế của nhà nước như trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm, nhà tình thương…; các tổ chức phi chính phủ hoạt động để bảo vệ trẻ em, người khuyết tật, trung tâm chăm sóc sức khỏe (Rồng Xanh, CEPHAD…); các cơ quan nhà nước như trường học, bệnh viện…
Công việc:
+ Tiếp nhận đối tượng yếu thế
+ Tìm hiểu về thân chủ
+ Khai thác tiềm năng và nâng cao năng lực cho thân chủ thông qua các hoạt động tham vấn, hoạt động nhóm
+ …
- Nhà quản trị công tác xã hội
Nơi làm việc: Các ban ngành liên quan tới phát triển xã hội như Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; trung tâm công tác xã hội của nhà nước hay các tổ chức phi chính phủ.
Công việc:
+ Quản lý mạng lưới công tác xã hội
+ Tham mưu xây dựng chính sách với các đối tượng yếu thế trong xã hội
+ Giám sát quá trình thực hiện chính sách và có những sửa đổi, bổ sung cần thiết
- Cán bộ đào tạo và nghiên cứu trong các dự án phát triển xã hội
Nơi làm việc: Cơ quan phát triển xã hội thuộc Nhà nước như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Lao động thương binh và xã hội; các trung tâm nghiên cứu và đào tạo, các tổ chức phi chính phủ, quốc tế…
Công việc:
+ Tìm hiểu và nắm được nhu cầu của cộng đồng
+ Lên chương trình và nội dung phù hợp với mục đích và đối tượng của từng dự án, người học
+ Tổ chức đào tạo và hỗ trợ đào tạo
+ Tham gia thực hiện
+ Ước lượng và tính toán giá hoạt động đào tạo dự án
- Một số việc làm khác cho sinh viên ngành Công tác xã hội như Giảng viên đào tạo công tác xã hội cho khoa Công tác xã hội của các trường đại học, cao đẳng; Cán bộ phát triển dự án cộng đồng tại các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công tác xã hội, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước; Cán bộ hỗ trợ xã hội, hỗ trợ điều trị trong bệnh viện, trường học.
Trên đây là một số hiểu biết về ngành Công tác xã hội mình muốn chia sẻ với các bạn để phần nào hữu ích trong việc lựa chọn ngành nghề tương lai.