Ngành Công nghệ thực phẩm (Mã ngành: 7540101)

24616

Công nghệ thực phẩm là một ngành nghề quan trọng, nghiên cứu và phát triển các quy trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn và đảm bảo chất lượng, bao gồm các lĩnh vực như sinh học, hóa học, kỹ thuật và công nghệ thực phẩm.

nganh cong nghe sinh hoc

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?

Công nghệ thực phẩm (tiếng Anh là Food Technology) là một lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản và đánh giá chất lượng của thực phẩm. Ngành học này bao gồm các kỹ thuật và công nghệ để tăng cường an toàn và đảm bảo chất lượng của thực phẩm, bảo vệ môi trường và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Ngành Công nghệ thực phẩm chủ yếu học về bảo quản, chế biến, kiểm tra, đánh giá chất lượng của thực phẩm từ khâu thu hoạch tới khâu chế biến. Bên cạnh đó còn nghiên cứu phát triển sản phẩm, cách thức vận hành dây chuyển sản xuất… nói chung là khá nhiều thứ cực kì rắc rối đều liên quan tới những thứ có thể cho vào miệng.

Khi bạn đã thành một sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm, bạn sẽ được học từ nền tảng đến chuyên sâu về những thứ sau:

  • Hóa học
  • Sinh học
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Các nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích chúng
  • Cách đánh giá chất lượng thực phẩm
  • Các phương pháp chế biến thực phẩm
  • Công nghệ chế biến
  • Công nghệ đông lạnh, bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm, sữa và chất béo…

Và rất nhiều nhiều thứ khác chỉ để nhằm mục đích tối ưu hóa nhu cầu về dinh dưỡng và phục vụ nhu cầu ăn uống của con người.

Ngành Công nghệ thực phẩm có mã ngành là 7540101.

2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm

Hiện nay rất nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước tuyển sinh vào đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm.

Các trường tuyển sinh ngành Công nghệ thực phẩm năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

TTTên trườngĐiểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm
a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc
1Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội 22.05
2Trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG Hà Nội 24.35
3Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 23.51
4Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp 20
5Trường Đại học Mở Hà Nội 17.25
6Trường Đại học Sao Đỏ 16
7Trường Đại học Công nghệ Đông Á 19.5
8Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang 15
9Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì 16
10Học viện Nông nghiệp Việt Nam 19
b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên
1Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng22.1
2Trường Đại học Nông lâm Huế16
3Trường Đại học Nha Trang17
4Trường Đại học Vinh18
5Trường Đại học Đà Lạt16
6Trường Đại học Công nghiệp Vinh15
7Trường Đại học Đông Á15
8Trường Đại học Tây Nguyên15
9Trường Đại học Yersin Đà Lạt17
10Trường Đại học Quy Nhơn15
11Trường Đại học Duy Tân18
c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam
1Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM21.1 – 24.3
2Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TPHCM70.83
3Trường Đại học Công thương TPHCM21
4Trường Đại học Nông lâm TPHCM21.25
5Trường Đại học Công nghiệp TPHCM19.25
6Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG TPHCM19
7Trường Đại học Nam Cần Thơ15
8Trường Đại học Mở TPHCM20.9
9Trường Đại học Công nghệ TPHCM17
10Trường Đại học Văn Hiến16.4
11Trường Đại học An Giang16
12Trường Đại học Văn Lang16
13Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long15
14Trường Đại học Nguyễn Tất Thành15
15Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai15
16Trường Đại học Cửu Long15
17Trường Đại học Trà Vinh15
18Trường Đại học Tây Đô15
19Trường Đại học Tiền Giang15
20Trường Đại học Thủ Dầu Một17
21Trường Đại học Bình Dương15
22Trường Đại học Lạc Hồng16.05
23Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ21.75

3. Các khối thi ngành công nghệ thực phẩm

Tùy thuộc vào mỗi trường sẽ có những tổ hợp xét tuyển khác nhau, và hãy tham khảo bảng chi tiết dưới đây.

Các khối xét tuyển ngành Công nghệ thực phẩm bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D08 (Toán, Sinh, Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)

4. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm

Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm sẽ học những môn gì? Cùng chúng mình tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm của trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQGHN nhé.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC CHUNG
Triết học Mác – Lênin
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngoại ngữ B1
Tiếng Anh B1
Tiếng Pháp B1
Tiếng Trung B1
Giáo dục thể chất
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
II. KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
Học phần bắt buộc:
Tin học cơ sở
Khoa học sự sống
Học phần tự chọn:
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Nhà nước và pháp luật đại cương
Nhập môn phân tích dữ liệu
Nhập môn Internet kết nối vạn vật
Nhập môn Robotic
III. KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Đại số tuyến tính
Giải tích 1
Xác suất thống kê
Điện-Quang
Hóa học đại cương
Hóa hữu cơ
Hóa sinh học
Hóa học phân tích
Học phần tự chọn:
Khoa học và công nghệ môi trường
Biến đổi khí hậu
Khởi nghiệp
Khí tượng và khí hậu học
Cơ – Nhiệt
IV. KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Hệ thống cây trồng vật nuôi an toàn
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Học phần tự chọn:
An ninh lương thực
Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm
Truyền nhiệt chuyển khối
Nông nghiệp công nghệ cao
Thống kê ứng dụng trong khoa học thực phẩm
V. KIẾN THỨC KHỐI NGÀNH
Học phần bắt buộc:
Nhập môn Khoa học và Công nghệ thực phẩm
Tiếng Anh chuyên ngành
Hóa – Sinh thực phẩm
Vi sinh vật học thực phẩm
Khoa học dinh dưỡng và Tư vấn dinh dưỡng cộng đồng
Thực tập vi sinh thực phẩm
Thực tập hóa học
Công nghệ chế biến thực phẩm từ nguyên liệu có nguồn gốc động vật
Công nghệ chế biến thực phẩm từ nguyên liệu có nguồn gốc thực vật
Khoa học và công nghệ bảo quản sau thu hoạch
Khoa học và công nghệ lên men thực phẩm
Phụ gia thực phẩm
Quản lý môi trường trong chế biến thực phẩm
Chính sách quản lý chất lượng sản phẩm
Độc học môi trường và sức khỏe con người
An toàn và vệ sinh thực phẩm
Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm
Các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm thực phẩm
Thực tpaja thực tế
Thực tập công nghiệp
Thực hành khởi nghiệp
Thực tập sản xuất
Học phần tự chọn:
Hình họa và vẽ kỹ thuật
Kiểm soát an ninh sinh học thực phẩm
Sản xuất sạch hơn trong sản xuất và chế biển thực phẩm
Quy hoạch các vùng nguyên liệu thực phẩm
Chính sách quản lý và khai thác thực phẩm
Công nghệ sinh học trong thực phẩm
Công nghệ bảo quản thực phẩm
Cơ sở thiết kế nhà máy thực phẩm
Tự động hóa và tối ưu hóa trong chế biến thực phẩm
Thực phẩm chức năng và thực phẩm biến đổi gen
Đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm
Khóa luận tốt nghiệp/ Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Chọn 1 trong các học phần chưa tích lũy tại mục V2
Đò án khoa học và công nghệ thực phẩm

5. Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp

nganh cong nghe sinh hoc
Ngành Công nghệ thực phẩm sau ra trường sẽ làm các công việc về Công nghệ thực phẩm/Dinh dưỡng

Ngành công nghệ thực phẩm có nhiều cơ hội việc làm như sau:

  • Kỹ sư, nhân viên quản lý và công nhân tại các nhà máy chế biến thực phẩm.
  • Công tác nghiên cứu, chuyên gia kiểm soát chất lượng và nhân viên kiểm tra an toàn thực phẩm, nhà phát triển sản phẩm.
  • Quản lý sản xuất và nhân viên quản lý chất lượng.
  • Quảng bá và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm.

Cơ hội việc làm trong ngành công nghệ thực phẩm có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm làm việc và trình độ chuyên môn.

6. Mức lương ngành Công nghệ thực phẩm

Mức lương trong ngành công nghệ thực phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, vị trí công việc và địa điểm.

Mức lương trung bình cho một kỹ sư công nghệ thực phẩm tại Việt Nam khoảng từ 10-20 triệu đồng một tháng. Với nhân viên quản lý hoặc giám đốc có thể từ 20 triệu đồng trở lên một tháng. Lương của một nhân viên bắt đầu từ 5-7 triệu đồng một tháng.

7. Các phẩm chất cần có

Để học ngành công nghệ thực phẩm, một người cần có các phẩm chất sau:

  • Sự quan tâm đến lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
  • Khả năng tự học và tìm hiểu.
  • Cẩn thận, cẩn trọng khi thực hiện nghiên cứu Khả năng làm việc độc lập và nhóm.
  • Sự chăm chỉ và trung thực.
  • Cẩn thận trong việc giải quyết vấn đề.
  • Khả năng giao tiếp và hợp tác với những người có liên quan.

Trên đây là những thông tin quan trọng về ngành Công nghệ thực phẩm. Nếu như còn điều gì thắc mắc vui lòng để lại trong phần bình luận cho mình nhé.

Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.