Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA)

1726

Kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những phương thức được nhiều trường Đại học khu vực phía Bắc lựa chọn để xét tuyển các ngành vào trường.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu toàn bộ thông tin quan trọng về kỳ thi này trong năm 2023 nhé.

thi danh gia nang luc dhqghn

1. Quy chế kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN

a) Đối tượng và điều kiện dự thi

Đối tượng dự thi

  • Học sinh đang học lớp 12 bậc THPT hoặc tương đương
  • Người đã tốt nghiệp THPT và tương đương trở lên.

Điều kiện dự thi

  • Học sinh hoàn thành các yêu cầu đăng ký dự thi
  • Không trong thời gian bị cấm thi hay bị xử lý hình sự
  • Thực hiện đầy đủ các yêu cầu dự thi được ghi trong phiếu báo dự thi

Việc dự thi của người khuyết tật được quy định cụ thể trong Hướng dẫn tổ chức thi ĐGNL học sinh THPT do Giám đốc TTKT ban hành hàng năm.

b) Mục đích của kỳ thi

Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN được tổ chức nhằm các mục đích sau:

  • Đánh giá năng lực học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông
  • Đinh hướng nghề nghiệp cho người học trên naeengf tảng năng lực cá nhân
  • Cung cấp thông tin, dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng kết quả kỳ thi để tuyển sinh đại học, giáo dục nghề.

c) Dạng thức bài thi, nội dung và hình thức thi

Dạng thức bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT do Giám đốc ĐHQGHN phê duyệt.

Trên cơ sở dạng thức bài thi được phê duyệt, Giám đốc TTKT ban hành nội dung thi trong chương trình THPT và các thông tin chi tiết của bài thi.

Hình thức thi: Thực hiện các bài thi trực tiếp trên máy tính.

Bài thi chính thức có thể xuất hiện câu hỏi thử nghiệm không tính điểm với số lượng không quá 4% tổng số câu hỏi của bài thi chính thức. Giám đốc TTKT ban hành Hướng dẫn thử nghiệm câu hỏi thi trong bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT để thực hiện việc này.

d) Hình thức tổ chức kỳ thi

  • Tổ chức cho thí sinh thi trên máy tính được kết nối với máy chủ của kỳ thi qua mạng nội bộ và sử dụng thống nhất một hệ thống phần mềm tổ chức thi, tự động chấm thi và thông báo điểm bài thi cho thí sinh sau khi thí sinh nộp bài thi hoặc khi kết thúc thời gian làm bài thi.
  • TTKT không tổ chức phúc khảo bài thi
  • Tùy theo điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin, kỳ thi có thể được tổ chức thi kết hợp sử dụng mạng nội bộ và mạng internet. Giám đốc TTKT ban hành hướng dẫn chi tiết tổ chức thi theo phương thức kết hợp mạng nội bộ và mạng internet.

e) Đăng ký dự thi

Thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến. Tài khoản đăng ký dự thi của thí sinh được duy trì 24 tháng kể từ thời điểm thí sinh hoàn thành thủ tục đăng ký dự thi.

Thí sinh được đăng ký dự thi nhiều đợt trong năm nhưng thời gian giữa 2 đợt thi liên tiếp phải đủ tối thiểu là 28 ngày (bao gồm các ngày thi).

Khi đăng ký dự thi, thí sinh được quyền chọn đợt thi, điểm thi. Trong một số trường hợp, giám đốc TTKT có thể thay đổi ca thi và thông báo cho thí sinh.

Giám đốc TTKT ban hành Hướng dẫn đăng ký dự thi ĐGNL học sinh THPT.

f) Trách nhiệm của thí sinh tham gia kì thi

  • Tìm hiểu kỹ về kỳ thi, thỏa thuận sử dụng của kỳ thi quy chế và các hướng dẫn dành cho thí sinh về kỳ thi.
  • Tra cứu thông tin dự thi trong hệ thống đăng ký dự thi và thực hiện đầy đủ các hướng dẫn về trách nhiệm của thí sinh khi dự thi.
  • Đóng lệ phí thi đầy đủ và đúng quy định.
  • Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định và thực hiện các yêu cầu sau đây:

+) Xuất trình CMND/CCCD và Phiếu báo dự thi cho cán bộ coi thi. Trường hợp không có CMND/CCCD phải báo ngay cho cán bộ coi thi.

+) Chấp hành hiệu lệnh của điểm thi và hướng dẫn của cán bộ coi thi.

+) Thí sinh đến muộn sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài thi 10 phút thì không được dự thi.

+) Chỉ được mang vào phòng thi các vật dụng phục vụ làm bài thi theo quy định tại Hướng dẫn tổ chức thi ĐGNL học sinh THPT.

+) Không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin.

+) Ngồi đúng máy thi có ghi số báo danh của mình và kiểm tra tình trạng hoạt động của máy thi, bàn phím, chuột.

+) Nhận phiếu tài khoản (PTK), kiểm tra thông tin trên phiếu, không được đăng nhập tài khoản thi khi chưa có hiệu lệnh.

  • Khi có hiệu lệnh, thí sinh đăng nhập tài khoản thi, làm bài và thực hiện theo các yêu cầu sau:

+) Làm bài thi theo đúng hướng dẫn.

+) Không được có bất kì hành vi gian lận nào trong phòng thi, không làm mất trật tự. Khi muốn phát biểu phải giơ tay để báo cáo cán bộ coi thi. Khi được phép nói, thí sinh trình bày công khai ý kiến của mình.

+) Chỉ được rời khỏi phòng thi sau khi kết thúc và nộp bài thi. Khi cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của cán bộ coi thi và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát phòng thi. Trường hợp cần cấp cứu, trưởng điểm thi quyết định việc đưa thí sinh ra khỏi phòng thi và khu vực thi.

+) Nếu thí sinh gặp sự cố về máy thi, không được tự ý xử lý mà phải báo ngay cho cán bộ

+) Thí sinh không được thoát ra khỏi tài khoản thi trong suốt quá trình làm bài thi hoặc tái khởi động lại màn hình, máy thi, đường truyền bằng bất cứ hình thức nào.

+) Khi có sự việc bất thường xảy ra trong phòng thi, phải tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ coi thi.

  • Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, thí sinh dừng thao tác trên máy thi và thực hiện các yêu cầu sau:

+) Không được đóng trình duyệt thi khi chưa có hướng dẫn của cán bộ

+) Nộp lại phiếu tài khoản, giấy nháp cho cán bộ. Thí sinh chỉ được rời khỏi phòng thi khi được cán bộ coi thi cho phép.

  • Nếu cần sửa chữa lại thông tin cá nhân, thí sinh cần báo với cán bộ coi thi để được hướng dẫn. Nếu không thực hiện yêu cầu này thí sinh sẽ chỉ được cấp Giấy chứng nhận kết quả thi theo thông tin đã đăng ký.

2. Thông tin chung về bài thi đánh giá năng lực HSA

a) Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN

Bài thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN gồm 3 phần:

  • Phần 1: Tư duy định lượng (Lĩnh vực Toán học, 50 câu hỏi, 75 phút làm bài, điểm tối đa là 50)
  • Phần 2: Tư duy định tính (Lĩnh vực Văn học – Ngôn ngữ, 50 câu hỏi, 60 phút làm bài, điểm tối đa là 50)
  • Phần 3: Khoa học (Lĩnh vực Tự nhiên – Xã hội, 50 câu hỏi, 60 phút làm bài, điểm tối đa là 50)

Xem chi tiết tại: Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội

b) Đăng ký dự thi

Link đăng ký dự thi đánh giá năng lực: https://khaothi.vnu.edu.vn/

Xem hướng dẫn chi tiết đăng ký dự thi tại đây.

Trước khi hoàn thành các bước đăng ký dự thi, bnaj cần đọc kỹ các điều khoản quy định về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của bạn với kỳ thi.

Nếu đồng ý, bạn sẽ nhận được email thông báo từ Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN và hãy làm bài thi tham khảo và tự ôn.

Trước ngày thi, thí sinh kiểm tra lại thông tin dự thi bao gồm: Địa điểm thi, ca thi, giờ thi in trên giấy báo dự thi (email).

Thí sinh được đăng ký dự thi 2 lần liên tiếp cách nhau 28 ngày.

c) Lệ phí dự thi

Lệ phí dự thi năm 2023: 500.000 đồng (tăng 66% so với năm 2022).

Thí sinh nộp lệ phí theo 1 trong các hình thức sau:

  • Apps Viettel
  • Quét QR code Viettel Money
  • Trả phí qua cổng thanh toán (Viettel Pay hoặc ATM ngân hàng nội địa).

Lưu ý: Lệ phí đăng ký dự thi đã nộp sẽ không được hoàn trả vì bất cứ lý do nào.

Xem chi tiết hướng dẫn thanh toán lệ phí tại đây.

c) Cách tính điểm bài thi

Điểm bài thi được tính dựa trên tổng số câu trả lời đúng, câu sai không bị trừ điểm. Vì vậy sẽ cố gắng hoàn thành toàn bộ câu hỏi.

Điểm bài thi sẽ hiện ra sau khi thí sinh hoàn thành phần 3. Nếu thí sinh không vi phạm quy chế thi, điểm hiện ra trên màn hình chính là điểm thi đánh giá năng lực của thí sinh.

Điểm thi chính thức sẽ được cập nhật trên tài khoản cá nhân.

d) Chứng nhận kết quả thi

Giấy chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực của ĐGQGHN sẽ được gửi tới địa chỉ của thí sinh theo đường bưu điện.

Hãy đảm bảo kê khai chính xác địa chỉ nhận thư và số điện thoại của bạn ở phần đăng ký.

Bạn sẽ nhận được 1 bản giấy chứng nhận miễn phí. Trường hợp cần nhiều giấy chứng nhận kết quả thi, bạn có thể đăng ký với Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN.

Xem thêm: Danh sách các trường xét điểm thi ĐGNL của ĐHQGHN 2023

3. Lịch thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN năm 2023

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2023 của ĐHQG Hà Nội như sau:

Đợt thiĐăng ký ca thiNgày thiĐiểm tổ chức thi
3019h00 ngày 06/02/202310-12/03/2023Hà Nội, Thái Nguyên
3029h00 ngày 06/02/202325-26/03/2023Hà Nội, Hải Phòng
3039h00 ngày 06/02/202306-09/04/2023Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên, Thanh Hóa
3049h00 ngày 06/02/202322-23/04/2023Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nghệ An
3059h00 ngày 18/03/202311-14/05/2023Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa
3069h00 ngày 18/03/202320-21/05/2023Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng Nghệ An
3079h00 ngày 18/03/202327-28/05/2023Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên
3089h00 ngày 18/03/202303-04/06/2023Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng

Lưu ý:

  • Lịch thi trên có thể thay đổi dựa theo tình hình thực tế.
  • Thí sinh đăng ký dự thi tối đa 2 lần/năm.
  • Thời gian thi giữa 2 lần tối thiểu là 28 ngày.
  • Thí sinh đăng ký tài khoản tại http://khaothi.vnu.edu.vn và lựa chọn ca thi, nộp lệ phí trong 96 giờ (lệ phí đã nộp sẽ không được hoàn lại).
  • Phiếu báo dự thi sẽ được gửi tới thi sinh qua địa chỉ email đăng ký trước 07 ngày thi.
Xin chào, mình là một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học và tính đến năm 2023 mình đã có 6 năm làm công việc tư vấn tuyển sinh.